Bạn không rõ tác dụng của thanh long với sức khỏe như thế nào?
Bài viết này sẽ cung cấp thông tin này cho bạn.
Như bạn đã biết:
Thanh long là một loại hoa quả nhiệt đới. Nó có lớp màu đỏ giống như rồng. Trên lớp vỏ có nhiều gai mềm màu hồng. Ruột của nó có màu trắng hoặc màu đỏ với vô số các hạt màu đen.
Thanh long có nguồn gốc từ Trung và Nam Mỹ. Ngày ngày các nước Đông Nam Á là nguồn cung cấp thanh long chính trên thế giới.
Mùa vụ thanh long rơi vào giữa mùa hè và đầu thu.
Mùi vị của thanh long là sự giao thoa giữa kiwi và lê. Nó có độ ngọt và chua vừa phải.
Chúng ta thường ăn thanh long ở dạng thô như món tráng miệng. Ngoài ra thanh long có thể sử dụng trong nhiều món salad, các loại đồ uống và nước ép.
Thanh long có chứa nhiều chất chống oxy hóa, chất xơ hòa tan, magie, vitamin B, sắt và photpho.
Thêm nữa, thành phần chính của nó gồm 80% và rất ít calo. Nó có tính chất kháng viêm, ức chế phát triển khối u, kháng khuẩn và virus.
Do vậy thanh long là sự bổ sung tuyệt vời cho chế độ ăn của bạn.
Và đây là 10 tác dụng của thanh long với sức khỏe.
Tác dụng của thanh long: Trợ giúp tiêu hóa
Nhờ lượng chất xơ cao, thanh long có thể trợ giúp quá trình tiêu hóa. Chất xơ của nó giúp tăng sinh khối cho phân và điều hòa nhu động ruột.
Do vậy, bạn nên sử dụng loại hoa quả này để phòng và trị táo bón.
Ngoài ra, thanh long có thể thúc đẩy sự phát triển của vi khuẩn có lợi, còn gọi là lợi khuẩn, trong đường tiêu hóa.
Lưu ý: Nếu bạn bị tiêu chảy, bạn không nên tăng cường chất xơ.
Tác dụng của thanh long: Hỗ trợ sức khỏe tim mạch
Thanh long tăng cường sức khỏe tim mạch nhờ vào cung cấp nhiều chất chống oxy hóa.
Lượng vitamin B3 trong thanh long góp phần hạ cholesterol xấu và tăng cholesterol tốt trong máu.
Thanh long còn chứa nhiều chất chống oxy hóa giúp chống lại căng thẳng do oxy hóa. Căng thẳng do oxy hóa có thể dẫn tới hình thành mảng bám. Đây là một trong những nguyên nhân hàng đầu của bệnh lý tim mạch.
Tóm lại, bổ sung thanh long như là một phần của một chế độ ăn cân bằng chính là cách bảo vệ bạn khỏi đột quỵ và xơ vữa động mạch.
Điều hòa đường huyết
Chất xơ trong loại hoa quả này đóng vai trò quan trọng trong ổn định đường huyết. Thực tế, thanh long phòng ngừa tăng đường huyết ở bệnh nhân tiểu đường.
Đường huyết tăng cao xảy ra sau khi ăn thực phẩm có chỉ số glycemic cao. Chính nhờ vào khả năng ổn định đường huyết mà thanh long làm giảm các biến chứng nguy hiểm của bệnh tiểu đường như bệnh lý tim mạch.
Mặc dù thanh long tốt cho bệnh nhân tiểu đường, bạn vẫn nên ăn mức vừa phải và tuân theo lời khuyên của bác sĩ.
Hỗ trợ giảm cân
Thanh long nhiều xơ và ít calo. Đây quả là một sự kết hợp hoàn hảo để hỗ trợ giảm cân.
Như bạn đã biết, ăn thực phẩm ít calo và nhiều xơ có thể giúp bạn no lâu hơn. Do vậy bạn sẽ ăn ít đi trong ngày và không tăng thêm cân nặng.
Bạn có thể ăn thanh long vào giữa sáng hay giữa chiều. Đồ ăn vặt này vừa giúp no lâu hơn mà lại cung cấp nhiều protein và chất béo tốt cho sức khỏe.
Tăng cường miễn dịch
Thanh long cung cấp nhiều chất chống oxy hóa giúp chống lại ung thu do gốc tự do gây nên. Vitamin C trong thanh long giúp tế bào bạch cầu hoạt động ổn định. Nhờ vậy các tế bào sẽ bảo vệ cơ thể khỏi tác nhân gây bệnh ví như cảm cúm hay các bệnh viêm nhiễm khác. (1)
Một trong những chất chống oxy hóa nổi bật là carotene. Nhiều nghiên cứu cho thấy chất này giúp ngăn ngừa sự phát triển của khối u.
Ngoài ra, lycopene trong hoa quả này có thể giúp giảm nguy cơ ung thư tuyến tiền liệt.
Giảm huyết áp cao
Thanh long chứa kali. Kali giúp cân bằng sự di chuyển chất lỏng trong cơ thể từ đó giúp điều hòa huyết áp.
Một chế độ ăn nhiều rau hoa quả, ít chất béo có thể giúp bạn có đủ lượng kali.
Ngoài ra, vố hạt màu đen bé xíu trong quả thanh long chứa một lượng nhỏ axit béo omega 3. Chất này cũng giúp giảm huyết áp cao ở những người bị cao huyết áp.
Tốt cho thị lực
Thanh long chứa beta-carotene. Võng mạc cần chất này để tăng cường thị lực.
Ngoài ra chất này còn giúp bảo vệ mắt khỏi những tác hại của tia tử ngoại. Nó cũng giúp giảm nguy cơ thoái hóa điểm vàng do tuổi tác.
Bên cạnh đó, thanh long còn chứa vitamin C, một chất chống oxy hóa giúp tế bào võng mạc hoạt động bình thường và ngăn ngừa đục thủy tinh thể.
Chống lại lão hóa da
Tính chất chống oxy hóa của thanh long có thể giúp duy trì làn da săn chắc khi bạn già đi. Nó giúp chống lại gốc tự do, thủ phạm gây ra lão hóa da.
Giúp răng và xương chắc khỏe
Thanh long chứa canxi và photpho giúp xương và răng bạn chắc khỏe.
Canxi cũng cần thiết cho vận động cơ và dẫn truyền thần kinh. Chất dinh dưỡng trong thanh long có thể trợ giúp hình thành mô từ đó phòng ngừa loãng xương.
Bên cạnh đó, các chất chống oxy hóa trong loại hoa quả này có thể giúp giảm đau và viêm khi bị viêm khớp hay các vấn đề sức khỏe khác.
Liệu thanh long có an toàn không?
Nhìn chung thanh long là một loại hoa quả an toàn. Kể cả phụ nữ có thai cũng ăn được. Tất nhiên thanh long nên ăn ở mức vừa phải trong một chế độ ăn uống cân bằng.
Nếu bạn bị tiểu đường hay bệnh lý về thận, hãy tham khảo ý kiến bác sỹ trước khi thêm thanh long vào chế độ ăn của mình.
Dị ứng thanh long hiếm khi xảy ra. Nhưng nếu bạn thấy có dấu hiệu dị ứng sau khi ăn thanh long, hãy dừng lại.
Đọc thêm: 10 tác dụng của bắp cải