Bài viết hôm nay, mình sẽ đề cập tới bệnh viêm tuyến tiền liệt.
Quả thực khi nói tới tuyến tiền liệt, mọi thường hay nghĩ tới các bệnh lý như phì đại tuyến tiền liệt (u xơ tuyến tiền liệt) và ung thư tuyến tiền liệt.
Trong khi đó, mọi người ít chú trọng viêm tuyến tiền liệt.
Vì vậy qua bài viết này, bạn sẽ biết được
- Các loại viêm tuyến tiền liệt
- Nguyên nhân cũng dấu hiệu của bệnh này
- Cách điều trị viêm tuyến tiền liệt.
Ngoài ra, bạn cũng biết được kiến thức cơ bản về tuyến này. Ví dụ như vị trí của tuyến tiền liệt, tác dụng của nó vân vân.
Nào chúng ta cùng bắt đầu.
Vị trí và kích thước của tuyến tiền liệt
Như hình vẽ bên dưới, bạn thấy tuyến này nằm ở phía dưới của bàng quang và phía trước trực tràng.
Tuyến tiền liệt ôm gọn lấy phần niệu đạo sát với bàng quang. Phần trên phía sau nó có hai đường dẫn tinh xuyên qua bên trái và bên phải.
Lúc mới sinh, tuyến này có kích cỡ bằng hạt đậu Hà Lan. Khi đến tuổi dậy thì kích thước tuyến này tăng lên rất nhanh.
Đến tuổi 25 tuyến này phát triển đầy đủ. Lúc này chiều ngang của tuyến vào khoảng 4cm. Chiều dài vào khoảng 3cm. Độ dày vào khoảng 2cm. Trọng lượng khoảng 20gr.
Tác dụng của tuyến tiền liệt
Bạn thắc mắc không biết tuyến này có tác dụng như thế nào phải không?
Về cơ bản, tuyến này thực hiện 4 chức năng sinh lý quan trọng như sau:
Chức năng ngoại tiết:
Tuyến tiền liệt tiết ra chất dịch màu trắng. Chất dịch này chiếm khoảng 20% khối lượng tinh dịch tiết ra mỗi lần.
Chất dịch của tuyến tiền tiền liệt có tác dụng tạo ra môi trường thuận lợi cũng như năng lượng cho tinh trùng. Nhờ vậy mà chúng có thể dễ dàng đi sâu vào âm đạo để kết hợp với trứng của phụ nữ.
Chức năng nội tiết
Tuyền này cũng tiết ra nhiều dung môi có tác dụng kích thích tình dục.
Chức năng khống chế bài tiết nước tiểu:
Một bộ phận của tuyến này tham dự vào việc hình thành niệu đạo. Mà cơ niệu đạo có tác dụng co giãn để đưa nước tiểu ra ngoài.
Chức năng vận chuyển
Bên trong tuyến tiền liệt có các đường dẫn nước tiểu và hai đường dẫn tinh đi qua. Khi phóng tinh cơ của tuyến này và ống dẫn tinh co lại để vận chuyển tinh trùng qua niệu đạo ra ngoài.
Viêm tuyến tiền liệt là gì?
Viêm tuyến tiền liệt là thuật ngữ chung chỉ quá trình viêm nhiễm ở tuyến tiền liệt. Bệnh này chia làm 4 loại như sau:
- Viêm tuyến tiền liệt cấp tính do vi khuẩn: Dạng này ít gặp, chỉ chiếm 10% các viêm tuyến tiền liệt. Bệnh xảy ra phổ biến ở đàn ông khoảng từ 20 tới 40 tuổi. Và những người nhiều hơn 70 tuổi. (1)
- Viêm tuyến tiền liệt mãn tính do vi khuẩn: Khi viêm cấp tính không được điều trị tích cực, bệnh có thể chuyển sang dạng mãn tính. Dạng này thường khó chữa.
- Viêm tuyến tiền liệt mãn tính không do vi khuẩn: Đây là hình thức phổ biến nhất, chiếm tới 90% ca bệnh. Dạng này vừa khó chứa lại vừa khó chẩn đoán. Mục đích điều trị là cố gắng giảm triệu chứng.(2)
- Viêm tuyến tiền liệt không triệu chứng: Loại này không có triệu chứng. Khi kiểm tra dịch tuyến liệt chỉ thấy có sự xuất hiện của tế bào bạch cầu. Kiểu viêm này thường được chẩn đoán một cách tình cờ khi kiểm tra vô sinh hoặc ung thư tuyến tiền liệt.
Nguyên nhân gây viêm tuyến tiền liệt
Bạn cần biết một vài một nguyên nhân gây ra bệnh này như sau:
- Viêm nhiễm: Nếu các bộ phận khác trong cơ thể bị viêm như viêm họng, mụn nhọt, viêm niệu đạo… thì vi khuẩn có thể di chuyển qua đường máu vào tuyến tiền liệt gây ra viêm.
- Ngồi lâu, lái xe cũng như đi xe đạp lâu: Làm cho tuyến tiền tiền liệt liên tục bị cọ xát và kích thích dẫn tới tuần hoàn máu không tốt. Tuyến này sẽ bị phù nề, xung huyết từ đó dẫn tới tình trạng viêm nhiễm.
- Uống rượu, hút thuốc hoặc ăn nhiều món ăn cay, chất kiềm: Thuốc lá có chứa nhiều hợp chất hóa học có hại cho tuyến tiền liệt. Còn uống rượu hay ăn các chất cay sẽ làm cho mạch máu giãn ra dẫn tới tình trạng viêm trầm trọng hơn. Chúng là thủ phạm khiến cho bệnh viêm tuyến tiền liệt chữa đi chữa lại mà không khỏi.
- Uống nước quá ít, hoặc đi tiểu nhiều lần: Uống nước ít nên đi tiểu cũng ít, song lại đi nhiều lần. Niệu đạo lúc này không được vệ sinh thường xuyên dẫn đến viêm nhiễm. Đồng thời nước tiểu tích tụ lâu trong cơ thể cũng làm cho bụng luôn căng thẳng dẫn tới viêm tuyến tiền liệt.
- Quan hệ tình dục quá nhiều: Thường xuyên thủ dâm hay sinh hoạt tình dục không điều độ sẽ làm cho tuyến tiền liệt luôn bị sung huyết, căng cứng, không được nghỉ ngơi. Ngược lại nếu lâu ngày không sinh hoạt tình dục, tinh dịch không được xuất ra ngoài cũng làm cho tuyến này căng cứng gây viêm nhiễm.
- Tiểu tiện đứt quãng: Thay vì để nước tiểu chảy tự do ra ngoài, một số người có thói quen dừng lại rồi tiểu tiếp. Việc này làm cho nước tiểu đi ngược lên tuyến tiền liệt gây viêm nhiễm.
- Lo lắng hoặc căng thẳng: Tình trạng này gây co thắt cơ vân cổ bàng quang kiểm soát dòng nước tiểu từ bàng quang và các cơ nằm giữa hai chân. Sự co thắt này lâu dần gây ra khó chịu cho tuyến tiền liệt.
Triệu chứng của viêm tuyến tiền liệt
Bạn thắc mắc không biết dấu hiệu hay biểu hiện của bệnh này như thế này?
Cái này còn phụ thuộc loại viêm tuyến tiền liệt.
Dạng viêm cấp tính do vi trùng:
Ở dạng này người bệnh có các triệu chứng như sau:
- Sốt, lạnh
- Cảm giác như cảm cúm
- Đau lưng và vùng sinh dục
- Cảm giác bỏng rát khi tiểu tiện
- Không thể tiểu tiện hoặc tiểu tiện ít
- Không thể thải hết nước tiểu khỏi bàng quang khi tiểu tiện
- Thường xuyên cần tiểu tiện, đôi lúc tiểu gấp
- Nước tiểu có máu
- Xuất tinh đau đớn
Dạng viêm mãn tính do vi khuẩn
Triệu chứng của thể bệnh này là:
- Thường xuyên tiểu tiện
- Cần tiểu đột ngột hoặc gấp
- Đau hoặc có cảm giác rát bỏng khi tiểu tiện
- Tiểu quá nhiều vào ban đêm
- Đau ở lưng, dưới vùng sinh dục
- Bí tiểu
- Dòng nước tiểu yếu
- Thỉnh thoảng có màu trong tinh dịch
- Xuất tinh đau đớn
- Sốt nhẹ
- Tái nhiễm trùng bàng quang
Dạng viêm mãn tính không do vi trùng
Triệu chứng của dạng này giống như dạng mãn tính do vi trùng. Nhưng cách phân biệt hai loại này là: trong viêm dạng viêm không vi trùng bác sĩ không thể tìm thấy vi khuẩn trong nước tiểu hoặc chất lỏng do tuyến tiền liệt tiết ra.
Các triệu chứng của viêm tuyến liệt mãn tính không do vi trùng thường nhẹ hơn thể ác tính. Bệnh nhân thường không bị sốt và ớn lạnh.
Chẩn đoán bệnh viêm tuyến tiền liệt
Kiểm tra dịch tuyến tiền liệt là phương pháp thường dùng để biết tuyến này có viêm nhiễm hay không.
Bác sĩ sẽ lấy dịch tuyến này tiết ra rồi đi kiểm tra trong phòng xét nghiệm.
Cách làm đơn giản. Họ cho dịch lên lam kính sạch rồi kiểm tra bằng kính hiển vi.
Căn cứ vào kết quả kiểm tra để đánh giá tuyến tuyền liệt có viêm hay không hoặc viêm ở cấp độ nào. Trên cơ sở này họ sẽ đưa ra phác đồ điều trị phù hợp.
Khi lấy mẫu có một vài điểm cần chú ý:
- Trước khi lấy mẫu bạn cần phải dừng dùng kháng sinh 3 ngày. Vì thuốc kháng sinh sẽ tiêu diệt vi khuẩn gây ra kết quả âm tính.
- Trước khi lấy mẫu dịch cần rửa sạch lớp da và đầu dương vật. Bởi vì vùng này thường có rất nhiều vi khuẩn hoặc các vi sinh vật khác. Chúng có thể làm sai lệch kết quả chẩn đoán.
- Mẫu thử lấy xong phải xét nghiệm ngay nếu để lâu sẽ làm cho vi sinh vật gây bệnh bị chết hoặc sinh sôi nảy nở ảnh hưởng đến kết quả xét nghiệm.
Khi nào cần đến bác sĩ
Nếu bạn có những dấu hiệu như sau thì nên đến khám bác sĩ ngay
Nếu các triệu chứng tiểu đau rát xảy ra kèm với sốt, ớn lạnh, ói mửa, đau lưng hoặc bụng dưới.
Nếu nước tiểu có màu đỏ hoặc hồng mà không phải do chế độ ăn uống. Luôn phải đi bác sĩ nếu tiểu ra máu
Nếu các triệu chứng tiếp tục trong 5 ngày dù đã được chữa trị ở nhà.
Cách điều trị viêm tuyến tiền liệt cấp tính
Nếu bạn được chẩn đoán viêm tuyến tiền liệt cấp tính do vi khuẩn thì phải dùng thuốc kháng sinh.
Nếu có điều kiện trước khi dùng thuốc thì hãy làm xét nghiệm để xác định mẫu vi khuẩn. Sau đó làm theo hướng dẫn của bác sĩ chuyên môn.
Cách điều trị viêm tuyến tiền liệt mãn tính như thế nào?
Viêm tuyến tiền liệt mãn tính do vi khuẩn
Trước hết bạn phải dùng kháng sinh tối thiểu 6 tuần liên tục. Nếu nhiễm khuẩn nặng thì phải điều trị liên tục trong 12 tuần.
Nếu bệnh thuyên giảm thì có thể ngừng thuốc nhưng nếu chỉ đỡ một phần thì chỉ nên giảm thuốc ở mức khống chế vi khuẩn.
Nếu bệnh không thấy đỡ thì nên mát xa tiền tuyền liệt lần nữa và thay đổi thuốc kháng sinh
Viêm tuyến tiền liệt mãn tính do nhiều nguyên nhân
Có thể phương pháp kiểm tra bình thường có thể không tìm ra vi khuẩn. Trong tình huống này thử điều trị bằng kháng sinh. Nếu có kết quả thì điều trị trong sáu tuần.
Nếu không có kết quả thì chuyển sang dùng thuốc nam.
Cũng có thể áp dụng mát xa tuyến tiền liệt mỗi tuần một lần, liên tục trong sáu tuần.
Viêm tuyến tiền liệt không thấy đau nhức hoặc triệu chứng viêm gì cả
Có thể chữa theo kết hợp vừa dùng thuốc nam và dùng thuốc giảm đau.
Sau hai tuần dùng thuốc nam chống viêm. Liệu trình điều trị tối thiểu 3 tháng liền.
Ngoài ra bạn cần kết hợp với các phương pháp tập luyện, chữa trị tâm lý và thay đổi lối sống.
Tham khảo một vài thực phẩm chức năng hỗ trợ trị viêm tuyến tiền liệt
Viêm tuyến tiền liệt nên ăn gì?
Cách ăn uống cũng là giải pháp giúp phòng ngừa và hỗ trợ điều trị bệnh. Nếu ăn uống không đúng cách bệnh sẽ nặng hơn và khó điều trị hơn.
Đầu tiên mình sẽ giúp bạn nắm được nguyên tắc ăn uống. Sau đó mình sẽ gợi ý một số món ăn hỗ trợ điều trị bệnh này.
Nguyên tắc ăn uống
Bệnh viêm tuyến tiền liệt do nóng ẩm gây nên. Do vậy bạn nên chọn thức ăn thiên về tính mát như lê tươi, mía, cam, chuối tiêu, rau cần…
Tiếp theo, bạn cần uống nhiều nước, cỡ từ 8 tới 12 ly mỗi ngày. Việc này giúp làm sạch đường tiết niệu.
Người bệnh cũng giữ thông đại tiên do vậy nên ăn nhiều thức ăn có nhiều chất xơ hoặc có tác dụng nhuận tràng như rau cần, cải củ, chuối, mật ong, lê tươi…
Nên dùng các loại thực phẩm có tác dụng lợi tiểu như trà xanh, đậu đỏ, đậu xanh, ý dĩ, xa tiền tử.
Các món ăn từ đậu nành và đậu xanh cũng rất tốt cho bệnh nhân viêm tuyền tiền liệt. Bởi chúng có chứa nội tiết tố giúp ức chế phản ứng viêm của bệnh này.
Bắp cải cũng là một rau nên ăn. Vì chúng chứa các chất chống oxy hóa giúp giải độc tuyến tiền liệt.
Một số thực phẩm nên ăn khác như giá sống, cà chua, các loại cá biển, mè đen..
Thực phẩm nên tránh
Bạn nên tránh mỡ động vật cũng như các món ăn béo như pate, sốt mayonnaise, bơ, món ăn chiên mỡ… Chúng làm tăng hoạt tính của men 5 alpha reductase, nguyên nhân dẫn tới viêm tuyến tiền liệt.
Bạn nên kiểm soát lượng thức ăn từ động vật. Các chuyên gia khuyến cáo nam giới từ 50 tuổi trở đi không nên ăn từ 100g thịt mỗi bữa ăn nếu muốn phòng ngừa ung thư tuyến tiền liệt.
Cuối cùng không ăn thức ăn cay, các chất kích thích, thức ăn mõ nhớt, nướng rán. Các đồ ăn này sinh hỏa sẽ làm bệnh nặng hơn.
Các món ăn hỗ trợ điều trị bệnh
Ốc đồng 250gr, tía tô 5 lá. Cách làm như sau:
Lấy lá tía tô rửa sạch, thái nhỏ, ốc đồng làm sạch rồi để cho ráo nước. Cho dầu ăn và lá tía tô vào nồi xào qua rồi cho ốc vào. Tiếp theo nêm mắm muối cho vừa miệng rồi xào chín là được.
Giá đậu 25gr. Cách làm: rửa sạch giá đậu cho vào nồi cùng với dầu ăn và nêm muối là được.
Rau diếp tươi 250gr. Muối và một lượng rượu màu vừa đủ. Cách làm: rau diếp bỏ cuống, rửa sạch, thái nhỏ trộn với muối và rượu màu làm salad.
Mã tiên thảo 60g, gan lợn tươi 100gr. Cách làm: mã tiên thảo rửa sạch, thái nhỏ, gan lợn thái lát rồi cho cả hai thứ vào bát, đun cách thủy cho chín. Mỗi ngày ăn một lần.
Hạt bí đỏ rang 50gr, ăn hàng ngày liên tục từ 3-5 tháng.
Cháo sơn dược: sơn dược 40gr, sơn thù du 40gr, cây kỷ tử 20gr, gạo nếp 50gr. Cách làm: cho tất cả vào nồi nấu cháo, mỗi ngày ăn hai lần vào buổi sáng và tối. Liệu trình từ 1-3 tháng.
Cháo đảng sâm: đảng sâm 30gr, hoàng kỳ 30gr, câu kỷ tử 10gr, gạo 10gr. Cách làm: cho đảng sâm, hoàng kỳ vào nồi đất đun kỹ, lọc lấy nước cho câu kỷ tử và gạo đã vo sạch vào nồi khác nấu thành cháo, khi cháo chín đổ nước đảng sâm và hoàng kỳ vào đung tiếp tiếp thành cháo nhuyễn để ăn vào buổi sáng và tối.
Chạch nấu với đậu phụ: chạch sống 500gr, đậu phụ 250g, một lượng gừng, muối, mì chính, vừa đủ.
Cách làm: chạch mổ bụng bỏ ruột rửa sạch cho vào nồi, cho muối, gừng và nước vào đun lửa to cho đến khi sôi rồi chuyển sang nấu lửa nhỏ, cho đậu phụ thái miếng vào đun tiếp cho đến khi thịt chạch chín nhừ, dùng làm thức ăn.
Viêm tuyến tiền liệt có nguy hiểm không?
Câu trả lời ngắn gọn:
Có.
Đầu tiên, bệnh gây ảnh hưởng tới chất lượng sống và công việc. Thử tưởng tượng xem:
Các triệu chứng đau vùng sinh dục, tiểu tiện thường xuyên… Chắc chắn làm bạn khó chịu phải không nào? Làm sao mà tập trung vào công việc được chứ.
Tiếp theo bệnh gây ảnh hưởng tới khả năng sinh lý. Viêm tuyến tiền liệt có thể gây ra rối loạn cương dương, xuất tinh sớm, giảm ham muốn.
Cuối cùng bệnh này có thể gây vô sinh. Bởi tuyến tiền liệt có vai trò quan trọng trong đảm bảo sinh sản.
Trong dịch tiết ra bởi tuyến này có chứa kẽm nồng độ cao và nhiều dung môi khác. Chúng cung cấp năng lượng cho tinh trùng.
Đồng thời dịch thể của tuyến tiền liệt cũng giúp tinh trùng dễ di động trong quá trình thụ tinh.
Khi tuyến này bị viêm thì chất dịch của nó cũng thay đổi dẫn tới chất lượng tinh trùng kém, ảnh hưởng tới việc thụ thai.
Viêm tuyến tiền liệt có lây nhiễm không?
Câu trả lời là không.
Với loại viêm không do vi khuẩn thì đương nhiên là không lây nhiễm rồi.
Còn loại viêm do vi khuẩn thì sao?
Loại này cũng không. Bởi vi khuẩn gây bệnh chỉ là các loại vi khuẩn thông thường. Âm đạo của chị em lại có sức đề kháng và tiêu diệt vi khuẩn khá mạnh. Cho nên khi giao hợp cũng không lo lây nhiễm.
Viêm tuyến tiền liệt có nên quan hệ không?
Khi bạn bị bệnh này, chắc bạn sẽ thấy hứng thú tình dục giảm hẳn đi. Bạn không dám sinh hoạt tình dục do sợ bệnh nặng hơn.
Thực ra bạn cũng không kiêng khem hoàn toàn quan hệ tình dục.
Khi tuyến này bị viêm, nếu chất dịch của nó tiết ra có vi khuẩn nhưng không được thải ra ngoài thì có dùng thuốc cũng vô nghĩa.
Muốn thải ra chỉ còn cách giao hợp. Dịch của tuyền này sẽ thải ra cùng lúc với xuất tinh.
Nếu trong thời gian mà bạn không quan hệ tình dục sẽ làm cho chất dịch ứ đọng bên trong, làm cho viêm tuyến tiền liệt thêm nặng hơn.
Quan trọng hơn:
Nếu lâu không quan hệ tình dục thì sẽ làm cho tình cảm vợ chồng trở nên khô khan hoặc bộ phận sinh dục sẽ gặp khó khăn.
Sinh hoạt tình dục điều độ chẳng những không gây hại, mà còn giúp hoạt động trao đổi chất diễn ra bình thường. Có lợi cho việc đào thải các chất có hại ra ngoài cơ thể. Nhờ vậy chức năng của tuyến tiền liệt được khôi phục.
Viêm tuyến tiền liệt có phải mổ không?
Trường hợp viêm lên mủ có thể chỉ định phẫu thuật để lấy mủ ra.
Trường hợp thì tuyến tiền liệt lên mủ?
Khi bệnh xảy ra từ 7-10 ngày mà vẫn không khỏi, thì bạch cầu và bạch cầu trung tính sẽ tăng lên làm cho tuyến này bị sưng và thành mủ.
Các biểu hiện khi tuyến này bị sưng mủ:
- Trực tràng phình to và cảm giác đau. Nếu chỗ sưng tấy vỡ, vết sưng sẽ có chỗ lồi lõm.
- Niệu đạo chảy mủ
Lời kết
Đó là tất cả về chủ đề bệnh viêm tuyến liệt.
Đến đây bạn đã nắm rõ viêm tuyến tiền liệt là gì? Nguyên nhân, triệu chứng cũng như cách chữa của bệnh.
Bạn cũng biết khi viêm tuyến tiền liệt thì nên ăn những gì?
Đừng quên chia sẻ bài viết nếu bạn thấy hữu ích nhé.
Các tìm kiếm liên quan đến viêm tuyến tiền liệt
triệu chứng của viêm tuyến tiền liệt
nguyên nhân viêm tuyến tiền liệt
dấu hiệu viêm tuyến tiền liệt
điều trị viêm tuyến tiến tiền liệt ở nam giới
thuốc chữa viêm tuyến tiền liệt