Bài viết hôm nay nói về thuốc hạ huyết áp tốt nhất
Đợt trước mình đã có bài viết về chủ đề cao huyết áp.
Trong bài viết đó, bạn sẽ biết được những kiến thức cơ bản về cao huyết áp như:
Huyết áp cao là bao nhiêu?
Hay huyết áp nên cao làm gì? Vân vân
Ở bài viết đó, mình cũng có đề cập một chút về thuốc hạ huyết áp hay thuốc điều trị cao huyết áp.
Ví dụ như khi nào cần dùng thuốc điều trị cao huyết áp
Trong bài viết hôm nay, mình muốn đi sâu hơn nữa chủ đề thuốc hạ huyết áp.
Ở đây mình không đi quá sâu vào kiến thức chuyên môn. Bởi bài viết này chủ yếu dành cho độc giả phổ thông.
Mình chỉ muốn giúp mọi người có được kiến thức đúng đắn về thuốc hạ huyết áp.
Nào chúng ta cùng bắt đầu.
Đọc thêm:
Phân biệt thuốc hạ huyết áp và thực phẩm chức năng
Thuốc hạ huyết áp và thực phẩm chức năng hỗ trợ trị cao huyết áp là hai thứ thường dễ nhầm lẫn.
Sự nhầm lẫn đôi khi là vô tình. Đôi khi là có chủ ý.
Chúng ta rất dễ gặp những bài viết kiểu như top 10 thuốc hạ huyết áp tốt nhất. Trong danh sách này các website thường để lẫn thuốc hạ huyết áp và thực phẩm chức năng đan xen với nhau.
Vì vậy nhiều sản phẩm mọi người cứ nghĩ là thuốc nhưng thực ra lại là thực phẩm chức năng.
Hay một số là thuốc lại nghĩ như thực phẩm chức năng. Dùng tùy tiện không kê đơn. Điều này rất nguy hiểm.
Vậy thế nào thuốc hạ huyết áp? Và thế nào là thực phẩm chức năng?
Thuốc hạ huyết áp hay chính là thuốc Tây Y là những loại mà có chứa các hoạt chất do con người tổng hợp.
Chúng được nghiên cứu kỹ lưỡng về cơ chế tác dụng, liều dùng, tác dụng phụ. Chúng phải do bác sĩ kê đơn sử dụng.
Về mặt quản lý, thuốc hạ huyết áp do Cục quản lý dược chịu trách nhiệm cấp phép.
Còn thực phẩm chức năng thường là sản phẩm có chứa thành phần thảo dược. Theo hướng Đông Y.
Tác dụng của nó chậm so với Tây Y. Vì vậy nó chỉ có tác dụng hỗ trợ là chính. Không thể thay thuốc Tây Y nhất là là trong trường hợp cao huyết áp cấp tính.
Được cái thực phẩm chức năng lành tính. Ít tác dụng phụ như Tây Y.
Thực phẩm chức năng thường dùng để giảm bớt lệ thuộc vào Tây Y nhất là khi thuốc Tây bị nhờn. Các sản phẩm này cũng hay dùng trong trường hợp cao huyết áp chưa có chỉ định dùng thuốc như trường hợp tiền cao huyết áp chưa có biến chứng.
Những trường hợp này kết hợp thực phẩm chức năng và thay đổi lối sống là một lựa chọn tốt.
Trong bài viết này mình sẽ phân rõ ràng ra thuốc hạ huyết áp và thực phẩm chức năng.
Phần ngay dưới mình sẽ nói về thuốc hạ huyết áp Tây Y. Bạn quan tâm tới thực phẩm chức năng thì kéo xuống dưới cùng.
Ở đấy mình sẽ gợi ý một số loại thực phẩm chức năng hỗ trợ kiểm soát huyết áp tốt hiện nay.
Cơ chế hoạt động của thuốc hạ huyết áp
Theo bác sĩ Bạch Minh trong sách Bệnh tăng huyết áp cách phòng và điều trị, huyết áp tính theo công thức như sau:
Huyết áp = cung lượng tim x sức cản ngoại biên.
Như vậy huyết áp tăng cao khi cung lượng tim hay sức cản ngoại hay cả hai yếu tố này tăng lên.
Cung lượng tim phụ thuộc vào lượng máu lưu thông. Lượng máu càng cao thì huyết áp càng lớn.
Còn sức cản ngoại biên tăng thì có hiện tượng co mạch.
Thần kinh giao cảm cũng có liên quan đến huyết áp.
Thần kinh giao cảm làm co tĩnh mạch và tiểu động mạch từ đó làm tăng sức cản động mạch. Đồng thời nó cũng làm tăng co bóp tim và tần số tim.
Tóm lại, cơ chế hoạt động của thuốc hạ huyết áp là:
- Tăng đào thải ion Na+ và nước từ đó làm giảm khối lượng máu cũng như tính mẫn cảm của thành mạch với các amin co mạch.
- Chẹn tác động thần kinh giao cảm
- Chống co mạch.
Có bao nhiêu nhóm thuốc hạ huyết áp?
Thực tế có 3 nhóm lớn: thuốc lợi tiểu, thuốc tác động lên thần kinh giao cảm, thuốc giãn mạch.
Còn chi tiết hơn thì có 11 nhóm như sau:
Thuốc lợi tiểu
Thuốc lợi tiểu giúp tăng cường đào thải nước và muối dư thừa (Natri) ra khỏi cơ thể. Nhờ vậy cung lượng máu giảm từ đó giúp hạ huyết áp.
Tác dụng phụ của thuốc này là làm mất kali trong cơ thể. Biểu hiện là hiện tượng chuột rút ở bắp chân. Vì vậy khi sử dụng thuốc này bạn nên ăn nhiều trái cây rau củ để bổ sung kali.
Thực tế các bác sĩ thường hay kê thêm thuốc bổ sung kali.
Ví dụ các loại thuốc lợi tiểu gồm: Lasix (furosemide), Diuril (chlorothiazide), Lozol (indapamide), Midamor (amiloride), Esidrix hoặc Hydrodiuril (hydrochlorothiazide), Hygroton (chlorthalidone), Aldactone (spironolactone)...
Các bác sĩ hay chọn thuốc lợi tiểu là thuốc đầu tiên cho điều trị tăng huyết áp.
Nhóm thuốc chẹn Beta
Nhóm thuốc chẹn Beta chính ra thuốc nhóm thuốc tác động lên thần kinh giao cảm. Ở đây nhóm này tác động lên thần kinh giao cảm beta.
Nhóm này sẽ làm giảm huyết áp bằng cách làm giảm nhịp tim và sức co bóp của tim. Vì vậy chúng làm giảm cung lượng máu. Tim bơm máu ít hơn nên huyết áp giảm.
Thuốc chẹn Beta thường được chọn là thuốc thứ hai (sau lợi tiểu) trong điều trị cao huyết áp. Nhất là khi tăng huyết áp kèm theo các bệnh như suy tim, loạn nhịp tim, bệnh động mạch vành, tăng nhãn áp, tăng huyết áp thai kỳ...
Tác dụng phụ thường gặp: gây mệt mỏi hay mất ngủ, lạnh đầu chi, làm bệnh viêm tắc phế quản phổi nặng hơn.
Ví dụ các thuốc nhóm chẹn Beta (thường có đuôi là olol): Cartrol (carteolol), Betapace (sotalol), Inderal (propranolol), Ziac (bisoprolol và hydrochlorothiazide), Corgard (nadolol), Kerlone (betaxolol), Tenormin (atenolol), Blocadren hoặc Timolide (timolol), Zebeta (bisoprolol)...
Nhóm thuốc ức chế men chuyển hóa Angiotensin
Nhóm này giảm huyết áp bằng cách giãn mạch.
Cụ thể, Angiotensin II là chất co mạch rất mạnh. Nhóm thuốc này ức chế men chuyển hóa từ Angiotensin I thành Angiotensin 2.
Tác dụng phụ hay gặp: ho khan và co thắt phế quản, ít gặp hơn là mẩn đỏ da, mất vị giác ăn uống không ngon miệng, tăng kali máu và hạ bạch cầu.
Nhóm thuốc này không dùng cho phụ nữ có thai. Hoặc có ý định mang thai trong thời gian sử dụng thuốc.
Ví dụ thuốc ức chế men chuyển hóa Angiotensin (có đuôi pril): Univasc (moexipril), Mavik (trandolapril), Altace (ramipril), Vasotec (enalapril), Accupril (quinapril), Aceon (perindopril), Monopril (fosinopril), Capoten (captopril), Prinivil hoặc Zestril (lisinopril), Lotensin (benazepril)....
Nhóm thuốc ức chế thụ thể Angiotensin II
Ở trên bạn thấy nhóm thuốc ức chế men chuyển hóa Angiotensin II. Nhóm này ức chế quá trình tạo ra chất này.
Còn nhóm thuốc ức chế thụ thể Angiotensin II hoạt động bằng cách ức chế khả năng co mạch của chất này. Do vậy giúp giãn mạch hạ huyết áp.
Nhóm này ít tác dụng phụ đổi lại giá lại cao.
Ví dụ thuốc ức chế thụ thể Angiotensin II (có đuôi sartan): Micardis (telmisartan), Diovan (valsartan), Teveten (eprosartan), Avapro (irbesartan), Atacand (candesartan), Cozaar (losartan)...
Nhóm thuốc đối kháng Canxi
Nhóm thuốc đối kháng Canxi hay còn gọi là thuốc chẹn kênh canxi.
Nhóm này giảm huyết áp bằng cách giãn mạch. Cụ thể chúng ức chế vận chuyển dòng ion canxi vào tế bào cơ trơn mạch máu. Nhờ vậy làm giãn mạch, giảm áp lực máu. Cuối cùng huyết áp sẽ hạ.
Tác dụng phụ thường gặp: nhức đầu, chóng mặt, táo bón hay phù chi.
Ví dụ một vài thuốc thuộc nhóm này: Sular (nisoldipine), Adalat hoặc Procardia (nifedipine), Cardizem hoặc Tiazac (diltiazem), Norvasc hoặc Lotrel (amlodipine), Nimotop (nimodipine), Plendil (felodipin)...
Nhóm thuốc ức chế giao cảm alpha
Để hiểu cơ chế của thuốc này bạn cần biết vì sao khi bạn căng thẳng huyết áp lại tăng cao.
Khi bạn cảm thấy căng thẳng, cơ thể bạn sẽ sản xuất ra hormon catecholamin. Hormone này sẽ gắn với thụ thể alpha adrenergic trên mạch máu cơ trơn. Lúc này mạch máu co lại khiến cho huyết áp tăng lên.
Như vậy thuốc chẹn alpha hoạt động nhờ vào ngăn chặn catecholamin gắn kết với thụ thể alpha. Kết quả là mạch máu không co lại từ đó giúp hạ huyết áp.
Tác dụng phụ hay gặp: nhức đầu mệt mỏi, hạ huyết áp tư thế vì vậy liều khởi đầu nên thấp.
Ví dụ thuốc nhóm ức chế giao cảm alpha: Hytrin (Terazosin hydrochloride), Minipress (prazosin hydrochloride), Cardura (Doxazosin mesylate)...
Thuốc ức chế thụ thể alpha 2
Nhóm này cũng giống như nhóm thuốc ức chế giao cảm alpha. Chỉ khác là chúng tập trung vào một thụ thể alpha 2.
Bác sĩ thường sử dụng nhóm này để điều trị tăng huyết áp ở phụ nữ mang thai. Bởi chúng ít rủi ro cho mẹ và bé.
Ví dụ thuốc thuộc nhóm này: Aldomet (methyldopa)
Thuốc ức chế giao cảm alpha-beta
Nhóm này có tác dụng vừa chẹn giao cảm alpha và beta. Chúng giúp giảm huyết áp bằng cách giảm co thắt mạch máu và giảm nhịp tim cũng như sức co bóp của tim.
Ví dụ một số thuốc thuộc nhóm này: Normodyne, Trandate (labetolol hydrochloride), Coreg (carvedilol)
Nhóm thuốc ức chế thần kinh trung ương
Thuốc thuộc nhóm này ngăn chặn não sản xuất catecholamin. Như vậy chúng giảm huyết áp bằng cách giảm co mạch và giảm áp lực máu.
Tác dụng phụ hay gặp: buồn ngủ, táo bón, tụt huyết áp tư thế đứng, rối loạn cương dương ở nam giới.
Ví dụ một số thuốc thuộc nhóm này: Tenex (guanfacine hydrochloride), Clorpres hoặc Combipres (clonidine hydrochloride và chlorthalidone), Wytensin (guanabenz Acetate), Catapres (clonidine hydrochloride)....
Nhóm thuốc ức chế adrenergic ngoại biên
Thuốc hạ huyết áp thuộc nhóm này giúp hạ huyết áp bằng cách giãn mạch.
Cụ thể chúng làm cạn kiệt dự trữ catecholamin và serotonin ở đầu tận cùng dây thần kinh giao cảm ngoại biên. Quá trình này cũng xảy ra ở nhiều cơ quan như não và tim.
Do vậy mạch máu sẽ giãn ra, tim đập chậm lại. Cuối cùng huyết áp hạ xuống.
Nhóm này có nhiều tác dụng phụ nên ít sử dụng. Bác sĩ chỉ dùng khi các thuốc khác không đem lại hiệu quả như ý muốn.
Ví dụ một số thuốc thuộc nhóm này: Serpasil (reserpin), Ismelin (guanethidine monosulfate), Hylorel (guanadrel)...
Nhóm thuốc giãn mạch trực tiếp
Nhóm thuốc này có tác dụng nhanh và mạnh. Do vậy bác sĩ hay dùng trong điều trị cấp cứu các cơn tăng huyết áp hoặc điều chỉnh huyết áp khi phẫu thuật.
Tác dụng phụ gồm: nhức đầu, đỏ da, tim nhanh.
Ví dụ một số thuốc thuộc nhóm này: Apresoline (hydralazine hydrochloride), Loniten (minoxidil)...
Thuốc hạ huyết áp nào tốt nhất hiện nay?
Không có thuốc hạ huyết áp nào là tốt nhất. Việc sử dụng thuốc phải theo chỉ định của bác sĩ.
Chỉ có bác sĩ mới là người quyết định thuốc điều trị huyết áp cao nào là phù hợp với bạn.
Không phải cứ thuốc đắt tiền là hiệu quả. Hay thuốc có hiệu quả với người này chưa chắc có hiệu quả với bạn.
Do vậy mình khuyên bạn không nên tự tiện dùng thuốc hạ huyết áp theo kiểu truyền miệng. Nghĩa là thấy ai đó dùng thuốc này tốt thì ra tiệm thuốc mua về xài.
Dùng như này rất nguy hiểm.
Cũng nhấn mạnh rằng;
Thuốc không phải là tất cả thứ bạn cần để chữa cao huyết áp.
Thay đổi lối sống cũng quan trọng ví dụ như có chế độ ăn nhiều rau quả, đi bộ hàng ngày. Hay ngừng hút thuốc.
Thảo dược hạ huyết áp tốt nhất?
Mình có bài viết riêng về thảo dược giúp hạ huyết áp. Bạn đọc Ở ĐÂY.
Thực phẩm chức năng kiểm soát huyết áp tốt hiện nay?
Trên thị trường hiện nay có rất nhiều loại thực phẩm chức năng giúp bạn kiểm soát huyết áp.
Trong khuôn khổ bài viết mình không thể liệt kê hết được.
Vì vậy ở đây mình gợi ý cho bạn hai sản phẩm. Hai sản phẩm thuộc hai phân khúc khác nhau.
Viên uống hạ huyết áp Cardio Nhật Bản
Viên uống hạ huyết áp Cardio của Nhật Bản. Sản phẩm của Nhật nên cũng đáng tin cậy.
Sản phẩm đóng lọ 80 viên nén. Thành phần trong 4 viên nén:
Peptide đậu nành: 144mg
Chiết xuất tiêu lốt (Piper longum extra): 90mg
GABA: 50mg
Chiết xuất nhân sâm: 3,744mg
Tá dược : Crystalline cellulose, calcium stearate, silicon dioxide, dextrin, shellac, reduced
maltose starch syrup
Sản phẩm không chỉ giúp ổn định huyết áp còn phòng ngừa xơ vữa động mạch. Các biến chứng bệnh tim mạch nói chung.
Ngày bạn uống 2 lần. Mỗi lần 2 viên trước hoặc sau khi ăn 30 phút.
Định áp vương
Định áp vương là một thực phẩm chức năng hạ huyết áp phổ biến hiện nay.
Sản phẩm này là của công ty tư vấn y dược quốc tế. Sản phẩm cũng có giấy phép của Bộ Y Tế.
Thành phần của sản phẩm gồm: cao lá dâu tằm, cao hoàng bà, chiết xuất tỏi, cao cần tây, magie, kali, nattokinase…
Sản phẩm đóng gói hộp 3 vỉ. Mỗi vỉ 10 viên.
Giá tham khảo cho một hộp vào khoảng hơn 200.000 VND một chút. Để xem giá bán hôm nay bạn click nút bên dưới.
Lời kết
Đó là tất cả về chủ đề thuốc hạ huyết áp.
Qua bài viết này bạn đã phân biệt thuốc hạ huyết áp và thực phẩm chức năng hạ huyết áp.
Với thuốc hạ huyết áp bạn cũng hình dung được phần nào các nhóm thuốc điều trị cao huyết áp.
Đọc thêm: