Ăn ít để khỏe - 1 bữa là đủ sao phải cần 3 là một cuốn sách không mới. Có nhiều bạn đánh giá sách ngoài kia.
Mình cũng mua sách được vài năm rồi. Hôm nay, mới có thời gian chia sẻ vài cảm nhận về sách.
Ăn ít để khỏe thường bán kèm theo cuốn Ngủ ít vẫn khỏe (cuốn này mình có review ở đây) theo dạng combo.
Hai cuốn không phải cùng tác giả. Mà hai tác giả người Nhật khác nhau. Tuy nhiên cả hai sách đều do sách Thái Hà phân phối.
Tác giả sách Yoshinori Nagumo
Sách ăn ít để khỏe là của tác giả Yoshinori Nagumo. Trong những trang cuối của sách có phần giới thiệu về tác giả.
Theo đó, tác giả sinh năm 1955, trong gia đình có truyền thống về nghề y. Bản thân ông theo đuổi chuyên ngành phẫu thuật thẩm mỹ. Chuyên về phẫu thuật vú.
Đánh giá sách Ăn ít để khỏe
Sách ăn ít để khỏe là thuộc dạng sách y học thưởng thức. Vì vậy, nội dung sách không có quá nhiều thuật ngữ chuyên môn.
Sách dễ đọc. Sách có độ dày vừa phải. Gần 200 trang sách. Với những ai nghiện sách, đọc vài ngày là hết.
Với cuốn sách này, vấn đề tranh luận chủ yếu là:
Liệu có nên áp dụng chế độ ăn 1 bữa hay 3 bữa thông thường?
Bản thân tác giả chia sẻ ông đang ăn chủ yếu một bữa. Bữa tối là bữa chính. Nhờ chế độ ăn một bữa, tác giả có được vóc dáng thon gọn.
Đặc biệt ông chia sẻ vẻ ngoài của ông trẻ hơn nhiều so với tuổi.
Khi đọc những cảm nhận, chắc bạn cảm thấy thuyết phục về về cách ăn ít.
Tuy nhiên, bạn không nên áp dụng quá máy móc nội dung sách. Bản thân tác giả cũng đưa cho bạn 2 lựa chọn.
Một là ăn một bữa. Hoặc duy trì bữa ăn cơ bản 3 bữa với việc ăn ít đi. Ăn theo mức 60% hoặc 80% mức no của bạn.
Cá nhân mình chọn lựa theo cách thứ hai.
Thực ra, lý thuyết về ăn ít đi để khỏe ra cũng không mới. Thậm chí gần nhiều có nhiều phương pháp nhịn ăn ngắt quãng để phục hồi chữa bệnh.
Bạn tham khảo thêm cuốn sách Chế độ ăn trường thọ của Tiến sĩ Valter Longo. Cuốn sách sẽ nói rõ hơn về vấn đề này.
Còn trong cuốn sách Ăn ít để khỏe, ngay từ chương một Yoshinori nagumo cũng giải thích rõ hơn vì sao ăn ít lại tốt cho sức khỏe.
Chương ba tác giả cũng nói rõ hơn vì sao khi bụng sôi vì đói lại tốt cho sức khỏe.
Trong cuốn sách này, mình biết thêm được về loại gen sinh mệnh, gen đói, gen trẻ hóa. Loại gen chỉ hoạt động khi đói lạnh.
Chính gen này giúp kéo dài tuổi thọ, trẻ hóa cơ thể, phục hồi các tổn thương trong cơ thể.
Đây chính là quan điểm xuyên suốt cuốn sách về lý do vì sao bạn không nên quá no.
Ngoài chủ đề lớn ăn ít đi để khỏe, bạn còn thu được vô số lời khuyên về chế độ ăn uống sinh hoạt, phong cách sống trong cuốn sách này.
Một vài lời khuyên mình thấy khá hay. Ví dụ như:
Để giúp xương chắc khỏe, tác giả Yoshi Nagumo nhấn mạnh nhiều đến tác dụng của đi bộ. Tác giả không ủng cho lắm việc sử dụng các loại thực phẩm bổ sung như uống bổ sung canxi, hay uống các loại viên dầu cá.
Ông khuyên người đọc nên ăn uống thực phẩm tự nhiên.
Hay vấn đề tập thể dục.
Nhiều người không có thói quen tập thể dục, khi thấy cân nặng tăng cân mới ra sức tập luyện.
Tác giả cho biết việc này chưa chắc đã tốt cho sức khỏe. Tập luyện làm cho nhịp tim tăng lên bất thường.
Nhịp tim tăng lên khiến cho tuổi thọ giảm đi. Bởi tổng số nhịp tim trong đời người thường cố định
Để biết nhịp tim an toàn khi tập luyện, tác giả của đưa ra cách tính toán. Bạn có thể dễ dàng theo dõi nhịp tim nhờ các dây đeo thông mình như dây đeo Xiaomi.
Ví dụ nếu bạn mới bắt đầu thói quen tập thể thao, ngưỡng nhịp tim tối đa an toàn của bạn sẽ là 180 trừ đi số tuổi của bạn.
Chẳng hạn mình 37 tuổi. Vậy khi tập luyện nhịp tim tối đa của mình là 143. Không nên vượt qua mức này để tránh tổn hại cho sức khỏe.
Giấc ngủ cũng là chủ đề thú vị trong cuốn sách này. Cuốn sách Ngũ ít vẫn khỏe sẽ có nhiều kiến thức hay hơn.
Ở cuốn này, tác giả nhấn mạnh về tầm quan trọng của giấc ngủ từ 10 tối đến 2 giờ sáng. Ông gọi khoảng thời gian này chính là khoảng thời gian trẻ hóa làm đẹp cơ thể.
Bởi lúc này hormone trẻ hóa sẽ hoạt động để chữa lành tổn thương cơ thể. Nó cũng xử lý sắc tố melanin sản sinh ra ban ngày để chống lại tia cực tím.
Vì vậy chị em nào muốn trẻ đẹp nên chú ý ngủ ở khoảng thời gian này. Tránh thức khuya.
Một vấn đề mọi người sẽ lăn tăn:
Vậy ăn ít có đủ dinh dưỡng hay không?
Tác giả cũng làm rõ vấn đề này. Ông nhấn mạnh đến việc chất lượng hơn là số lượng khi ăn uống.
Cụ thể ông khuyên người dùng nên ăn uống theo kiểu toàn phần. Ví dụ ăn cá rau cả lá lẫn vỏ, ăn cá cả da lẫn xương, đầu (ở đây ông nói về ăn các loại cá nhỏ), ngũ cốc nguyên hạt.
Tuy nhiên, phần kiến thức ở đây mang tính văn hóa Nhật Bản. Nhưng bạn vẫn có thể áp dụng theo kiến thức dinh dưỡng chung.
Đa số các nhà dinh dưỡng khuyến cáo nên ăn uống đa dạng. Một chế độ ăn lành mạnh như thực vật toàn phần nên tập trung và rau củ, trái cây, ngũ cốc toàn phần như gạo lứt, các loại đậu.
Những thực phẩm này giàu chất xơ nên ăn dễ no lại no lâu. Trong khi vẫn đảm bảo dinh dưỡng đầy đủ.
Sách ăn ít để khỏe giá bao nhiêu, mua ở đâu?
Giá tham khảo gần 100.00 VND
Để xem giá bán hôm nay, click nút bên dưới nhé.
Lời kết
Sách ăn ít để khỏe là cuốn sách nhỏ nhưng lại chứa nhiều kiến thức hay về ăn uống.
Đa số chúng ta thường ăn quá nhiều mức cần thiết. Nhất là ở một đất nước đã trải qua những năm tháng chiến tranh đói khổ như Việt Nam.
Vì vậy, những năm gần đây ở Việt Nam các bệnh mãn tính như tiểu đường, bệnh tim mạch, cao huyết áp ngày càng phổ biến.
Một phần cũng chính là do ăn quá nhiều nhất là những thực phẩm từ động vật.
Cuốn sách này giúp cho chúng ta hiểu rõ hơn vì sao lại cần phải ăn ít đi. Bạn không cần thiết phải ăn một bữa quá no.
Bạn chỉ cần giảm bớt lượng ăn vào bằng bữa ăn cơ bản. Nhớ chọn đúng loại thực phẩm. Tránh thực phẩm giàu calo nghèo dinh dưỡng.
Nên ăn theo kiểu toàn phần như trái cây rau củ, các loại đậu, ngũ cốc toàn phần như gạo lứt. Ăn uống lành mạnh dù ăn ít vẫn no.
Đừng quên chia sẻ bài viết nếu bạn thấy hữu ích nhé.