9 nguy cơ mắc tiểu đường tuýp 2 bạn nên biết

Theo hiệp hội tiểu đường quốc tế, tính đến 2015 có hơn 400 triệu người đang sống chung với bệnh tiểu đường. 

Có 3 kiểu bệnh tiểu đường: tuýp 1, tuýp 2 và tiểu đường thai kỳ. Trong 3 loại kiểu này, tiểu đường tuýp 2 là phổ biến nhất.

Trong bệnh tiểu đường tuýp 2, tuyến tụy sản sinh ra insulin. Nhưng các tế bào không thể sử dụng insulin như bình thường. Cái này các chuyên gia gọi là kháng insulin.

Ban đầu tuyến tụy sản sinh ra nhiều hơn insulin nhằm cố gắng đưa đường vào trong tế bào. Nhưng cuối cùng, nó không thể tiếp tục và đường tích tụ lại trong dòng máu, dẫn tới đường huyết cao.

Nhiều người bị tiểu đường tuýp 2 mà không bề biết mình đang mắc bệnh. Điều này có thể dẫn tới những biến chứng sức khỏe phức tạp gắn liền với bệnh tiểu đường.

Do vậy bạn cần phải biết những yếu tố nguy cơ mắc bệnh tiểu đường.

Có 2 loại yếu tố nguy cơ:

Những yếu tố nguy cơ có thể thay đổi và không thể thay đổi khiến bạn mắc bệnh tiểu đường tuýp 2.

Trong khi bạn không thể làm gì nhiều với các yếu tố nguy cơ không thể thay đổi. Thì có nhiều thứ bạn có thể kiểm soát để ngăn mình khỏi mắc bệnh này.

Trong bài này mình muốn chia sẻ với bạn 9 yếu tố nguy cơ dẫn tới bệnh tiểu đường tuýp 2.

Chi tiết như bên dưới:

Đọc thêm

Cách đảo ngược tiền tiểu đường

nguy-cơ-mắc-bệnh-tiểu-đường-tuýp-2

Tiền sử gia đình

Bạn có nguy cơ cao mắc bệnh tiểu đường tuýp 2 nếu một trong bố mẹ hoặc anh chị em ruột đã mắc bệnh. 

Theo hiệp hội tiểu đường Mỹ, nguy cơ của bạn:

  • 1/7 nếu một trong bố mẹ của bạn được chuẩn đoán mắc tiểu đường trước tuổi 50.
  • 1/13 nếu một trong bố mẹ bạn được chuẩn đoán mắc bệnh tiểu đường sau tuổi 50.
  • 1/2 nếu cả bố mẹ bạn đều mắc bệnh tiểu đường.

Khi kết hợp với các yếu tố gây ra bệnh tiểu đường như chế độ ăn của bạn và tiếp xúc với một số loại virut thì nguy cơ mắc bệnh tiểu đường của bạn sẽ tăng lên. 

Mặc dù bạn không thể làm được gì nhiều với yếu tố di truyền này, nhưng bạn có thể cố gắng tránh xa những yếu tố gây bệnh.

Tuổi tác

Nguy cơ mắc bệnh tiểu đường tuýp 2 của bạn tăng lên khi bạn già đi. Phổ biến bệnh hay xảy ra ở những người trung tuổi, sau tuổi 45. 

Điều này có thể là do những người này có xu hướng ít vận động, giảm khối lượng cơ và tăng cân khi già đi. 

Tuy nhiên, tiểu đường tuýp 2 vẫn có thể xảy ra ở trẻ con, trẻ vị thành niên, người trưởng thành trẻ hơn. Hiện tượng này đang ngày càng phổ biến những ngày này, chủ yếu là do lối sống không lành mạnh.

Các chuyên gia khuyến cáo tất cả những người trưởng thành bắt đầu từ tuổi 40 nên kiểm tra đường huyết vài tháng một lần.

Chuẩn đoán sớm là chìa khóa quan trọng để ngăn ngừa và kiểm soát bệnh tiểu đường tuýp 2.

Tiền sử mắc bệnh tiểu đường thai kỳ

Nếu bạn đã mắc bệnh tiểu đường trong thời kỳ mang thai hay còn gọi là tiểu đường thai kỳ, lúc đó bạn có nguy cơ mắc bệnh tiểu đường tuýp 2 tăng lên. 

Đây là yếu tố nguy cơ có thể thay đổi. Do vậy bạn có thể giảm nguy cơ này bằng duy trì một phong cách sống năng động và cân nặng hợp lý. 

Thừa cân hay béo phì

Thừa cân hay béo phì làm tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường tuýp 2.

Thừa cân làm tăng sức ép lên phần bên trong của các tế bào riêng lẻ gọi là mạng lưới nội chất.

Khi mạng lưới nội chất có nhiều chất dinh dưỡng hơn khả năng nó xử lý được, các thụ thể insulin trên bề mặt tế bào sẽ suy giảm hoạt động. Điều này dẫn tới đường huyết tăng cao trong máu. 

Hơn thế, nếu cơ thể bạn tích lũy chất béo chủ yếu ở vùng bụng, nguy cơ mắc bệnh tiểu đường tuýp 2 cao hơn nếu cơ thể bạn tích lũy mỡ ở những nơi khác, chẳng hạn như hông và bẹn. 

Với nguy cơ này bạn chỉ giảm 5 tới 7 phần trăm khối lượng cơ thể, bạn có thể cắt giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường tuýp 2. 

Lười hoạt động thể chất

Lười hoạt động thể chất là một yếu tố nguy cơ khác khiến bạn mắc bệnh tiểu đường tuýp 2. Dĩ nhiên đây là yếu tố nguy cơ có thể thay đổi. 

Bạn càng ít vận động bao nhiêu, bạn càng có nguy cơ mắc bệnh tiểu đường tuýp 2 lớn bấy nhiêu. 

Hoạt động thể chất giúp bạn giảm cân, sử dụng đường làm năng lượng và làm cho các tế bào nhạy cảm với insulin. 

Do vậy hãy cố gắng dành thời gian mỗi ngày để tập luyện thể dục thể thao.

Huyết áp cao

Huyết áp cao có thể gây hủy hoại tim mạch. Huyết áp cao không được xử lý có thể dẫn tới sự phát triển của bệnh tiểu đường. 

Thêm nữa, phụ nữ mắc tiểu đường thai kỳ có khả năng có huyết áp cao cao hơn. Và tiểu đường thai kỳ có mối liên kết với tiểu đường tuýp 2 trong những năm tiếp theo.

Tuy nhiên, phụ nữ quản lý đường huyết trong khi mang thai ít có khả năng bị huyết áp cao hay tiểu đường tuýp 2.

Nói chung sự kết hợp của huyết áp cao và tiểu đường tuýp 2 không tốt cho sức khỏe, vì nó làm tăng nguy cơ đột quỵ.

Nếu huyết áp bạn cao, không nên chủ quan và hãy làm theo lời khuyên của bác sỹ.

Lượng cholesterol bất thường

Lượng cholesterol tốt (HDL - high-density lipoprotein) và triglycerid cao có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường tuýp 2 cũng như bệnh tim mạch.

Để duy trì cholesterol ở mức tốt cho sức khỏe, hãy có chế độ ăn lành mạnh, tập thể dục đều đặn và duy trì cân nặng hợp lý.

Tiền tiểu đường

Tiền tiểu đường là hình thức nhẹ của bệnh tiểu đường. Nó là một yếu tố nguy cơ rõ ràng của bệnh tiểu đường tuýp 2.

Tiền tiểu đường được xác định khi đường huyết cao hơn bình thường nhưng vẫn dưới ngưỡng của bệnh tiểu đường.

Tiền tiểu đường có thể chẩn đoán dễ dàng bằng kiểm tra máu đơn giản.

 Nếu bạn gặp vấn đề này, hãy có chế độ sống năng động hơn và giảm thêm vân kg cân nặng.

Thêm nữa, chọn một chế độ ăn khoa học và tuân thủ những gợi ý của bác sỹ.

Hội chứng buồng trứng đa nang 

Phụ nữ mắc phải hội chứng buồn trứng đa nang khiến cho chu kỳ kinh nguyệt rối loạn, và béo phì. Đây cũng là một yếu tố nguy cơ khác của bệnh tiểu đường.

Một vài mẹo phòng ngừa bệnh tiểu đường tuýp 2.

  • Ăn uống lành mạnh bằng cách chọn thực phẩm ít chất béo và calo và giàu chất xơ.
  • Bổ sung thêm hoa quả, rau và ngũ cốc nguyên hạt trong chế độ ăn của bạn.
  • Sử dụng các sản phẩm từ sữa ít béo.
  • Chọn chất béo không bão hòa lành mạnh, hạn chế chất béo bão hòa, và hạn chế hoặc tránh chất béo chuyển hóa. 
  • Khi ăn, cố gắng theo dõi khẩu phần ăn của bạn, cố gắng ăn bữa nhỏ 4 hoặc 5 lần một ngày. 
  • Cố gắng dành tối thiểu 30 phút để tập luyện thể dục. 
  • Thay thế nước ngọt có ga bằng nước hoa quả tươi. 
  • Bỏ thuốc rượu
  • Theo dõi đường huyết của bạn và thực hiện các bước để kiểm soát nó. 
  • Giảm các nguy cơ mắc bệnh tim mạch
  • Kiểm tra sức khỏe định kỳ. Bạn cần kiểm tra đường huyết, huyết áp và lượng cholesterol.