Trong bài viết hôm nay, mình sẽ làm rõ hơn về hội chứng ngưng thở khi ngủ.
Bạn sẽ biết được ngưng thở khi ngủ là bệnh gì? Có nguy hiểm không?
Tất nhiên, bạn cũng biết được nguyên nhân gây bệnh, cách chẩn đoán bệnh.
Cuối cùng, bài viết sẽ cung cấp cho bạn thông tin đầy đủ về cách điều trị bệnh này.
Nào chúng ta cùng bắt đầu.
Hội chứng ngưng thở khi ngủ là gì?
Chứng ngừng thở khi ngủ (Obstructive sleep apnea hypopnea syndrome - OSAHS) là một hội chứng rối loạn giấc ngủ rất bổ biến. Việc thở của bệnh nhân sẽ bị ngắt quãng hoặc thậm chí dừng không có ý thức khi ngủ.
Tình trạng trên có thể kéo dài 10 giây hoặc nhiều hơn và có thể xảy ra hàng trăm lần một đêm.
Ngừng thở khi ngủ có thể gặp ở bất cứ ai bao gồm trẻ em. Bệnh thường xảy ra trong lứa tuổi từ 20 tới 40, phái nam thường bị 7-10 lần nhiều hơn so với phái nứ.
Ở phái nữ bệnh thường khởi phát sau tuổi mãn kinh. Hàng năm có khá nhiều em bé đã tử vong do ngưng thở lúc ngủ.
Nguyên nhân của hội chứng ngưng thở khi ngủ
Bệnh ngưng thở khi ngủ thường xảy ra do một số bệnh ở mũi, họng, amidan….
Các bệnh này làm chặn đường thở ở mũi, cổ họng và miệng nên không khí không xuống phổi được. Từ đó gây ra bệnh ngưng thở.
Những yếu tố khác giúp tăng nguy cơ bị bệnh bao gồm: những người trên 60 tuổi, béo phí, chu vi vòng cổ lớn, hẹp cổ họng, bệnh tim, tiền sử gia đình, uống nhiều rượu bia, dùng thuốc an thần, hút thuốc quá nhiều.
Triệu chứng của ngưng thở khi ngủ
Dấu hiệu và triệu chứng phổ biến của ngừng thở khi ngủ là: chất lượng giấc ngủ kém, buồn ngủ vào ban ngày, ngáy to, ngưng thở ngắt quãng khi ngủ, thở hổn hển khi thức giấc, miệng khô, đau đầu khi thức giấc, mất ngủ.
Nếu không được điều trị kịp thời, ngừng thở khi ngủ có thể dẫn tới nhiều vấn đề sức khỏe như huyết áp cao, bệnh tim, đột quỵ, tiểu đường và trầm cảm.
Thêm vào đó bệnh còn làm cho bệnh nhân dễ đụng xe vì ngủ gật trong khi lái xe.
Buồn ngủ ban ngày chính là một triệu chứng điển hình của bệnh này bên cạnh ngáy to khi ngủ.
Đọc thêm: Bệnh ngủ ngáy: nguyên nhân và cách chữa
Làm thế nào để biết mình bị ngưng thở khi ngủ
Về mặt khách quan: Người thân hay bạn bè của bạn sẽ thấy bạn ngáy to như kéo gỗ hay ngáy như sấm. Lúc này người ngủ chung sẽ thấy bạn ngưng thở hay nghẹn trong lúc ngủ.
Dấu hiệu để nhận biết:
Ngáy to trong đêm kèm theo những đợt ngưng thở do người nhà nhận thấy chứ bạn không hề biết.
Về mặt chủ quan: Bạn cảm thấy ngủ không ngon giấc, hay ngủ gật ban ngày. Cơ thể lúc nào cũng mệt.
Một số nhà nghiên cứu còn đưa ra một số câu hỏi như:
- Bạn có ngáy thường xuyên không? Tiếng ngáy của bạn có làm cho người ngủ chung thức giấc hay không?
- Có bao giờ bạn thức giấc đột ngột trong đêm vì ngộp thở?
- Ban ngày bạn có buồn ngủ quá mức hay không? Có bao giờ bạn gặp khó khăn để giữ sự tỉnh táo ngay cả khi bạn đang bận công việc?
- Bạn có bao giờ bị nhức đầu, khô miệng hay đau họng mỗi sáng khi thức dậy?
Nếu câu trả lời của bạn là Có cho bất kỳ câu hỏi nào ở trên, lúc này bạn cần đến thăm khám bác sĩ chuyên khoa về giấc ngủ.
Cách điều trị ngưng thở khi ngủ
Thuốc điều trị ngưng thở khi ngủ
Không có thuốc nào hiệu quả để thay thế thở bằng máy áp lực dương. Modafinil có thể cải thiện tình trạng buồn ngủ ban ngày ở những bệnh nhân có triệu chứng dai dẳng mặc dù đã sử dụng máy thở áp lực dương
Dụng cụ điều trị
Bác thường tư vấn bạn sử dụng máy áp lực dương liên tục (Continuous positive airway pressure -CPAP).
Hiện tại trên thị trường có bán các dụng cụ này với mức giá khá đắt từ vài chục triệu. Bạn không nên tự ý sử dụng mà không có sự tư vấn của bác sĩ.
Phẫu thuật
Nhiều trường hợp bác sĩ sẽ chỉ định phẫu thuật như:
- Mở khí quản: rất hiệu quả nhưng hiếm khi sử dụng kể từ khi có sự xuất hiện của máy áp lực dương không xâm nhập
- Tạo hình vòm miệng - lưỡi gà
- Phẫu thuật mở xương hàm dưới với kéo cơ cằm lưỡi về phía trước, mở treo cơ móng và kéo hàm trên hàm dưới ra trước.
Điều trị ngưng thở khi ngủ bằng tự nhiên
Cách này áp dụng cho những trường hợp nhẹ.
Chữa bệnh ngừng thở khi ngủ bằng mật ong
Mật ong hữu ích trong việc chữa bệnh ngừng thở khi ngủ. Nhờ vào tính chất kháng viêm nó giúp giảm tình trạng sưng quanh vùng họng gây cản trở đường thở.
Ngoài ra, nó cũng bôi trơn cổ họng để ngăn ngáy ngủ, một trong những triệu chứng phổ biến của bệnh ngừng thở khi ngủ.
Mật ong cũng giúp bạn cải thiện giấc ngủ và thư giãn. Hơn thế, nó còn có tác dụng giảm cân và ngăn ngừa béo phì. Giảm cân là một bước quan trọng để điều trị bệnh ngừng thở khi ngủ.
- Thêm một muỗng mật ong nguyên chất vào một cốc nước ấm và uống trước khi đi ngủ.
- Một cách khác: hòa 1 muỗng canh mỗi thứ mật ong và bột tiêu đen vào một cốc nước ấm. Nhấp từ từ trước khi đi ngủ.
- Để giảm cân, uống một cốc nước ấm với 1 muỗng canh mật ong và nước cốt 1/2 trái chanh khi dạ dày trống hàng ngày vào mỗi sáng.
Chữa bệnh ngừng thở khi ngủ bằng quế
Quế có tính chất an thần giúp bạn ngủ tốt hơn và điều trị các vấn đề về thở gắn liền với bệnh ngừng thở khi ngủ.
- Cho một muỗng canh gừng thái lát và một thanh quế trung bình vào một cốc nước ấm. Đun sôi trong vài phút, lọc lấy nước và thêm chút mật ong. Uống hàng ngày trước khi đi ngủ.
- Cách khác, hòa 1 đến thìa cà phê bột quế vào một cốc nước ấm. Uống mỗi ngày một lần.
Chữa bệnh ngừng thở khi ngủ với tỏi
Tỏi cũng là một cách chữa bệnh ngừng thở ở nhà khá tốt. Tính chất kháng viêm của nó giúp giảm viêm ở đường hô hấp.
Do vậy nó giúp bạn thở dễ dàng hơn khi ngủ. Nó cũng giúp giảm tình trạng amidan mở rộng và ngăn ngừa ngáy ngủ.
- Ăn 2 tới 3 nhánh tỏi khi dạ dày trống sau đó uống một cốc nước. Lặp lại mỗi ngày cho đến khi viêm và triệu chứng bệnh giảm đi.
- Thêm nữa, hãy sử dụng tỏi khi nấu nướng.
Chữa bệnh ngừng thở khi ngủ bằng bạc hà
Bạc hà là một thảo dược tuyệt vời để giảm tắc đường thở. Tính chất kháng viêm của nó cũng giúp giảm viêm, từ đó giúp bạn thở dễ dàng hơn. Bạc hà cũng có tác dụng ngăn ngừa ngáy ngủ.
- Thêm một vài giọt tinh dầu bạc hà vào một cốc nước và sau đó xúc miệng. Làm cách này hàng ngày trước khi đi ngủ.
- Bạn có thể uống một vài tách trà bạc hà hàng ngày. Để pha trà, thêm 1 muỗng canh lá bạc hà vò nát vào một cốc nước. Đậy nắp và ngâm trong 10 phút. Lọc và thêm một chút mật ong. Uống trong khi trà vẫn còn ấm.
Chữa bệnh ngừng thở khi ngủ bằng sữa nghệ ấm
Sự kết hợp của sữa và nghệ giúp điều trị triệu chứng ngừng thở khi ngủ. Sữa chứa axit amin tryptophan giúp cải thiện giấc ngủ. Tính chất kháng viêm của nghệ giúp giảm viêm ở đường hô hấp để giúp bạn thở dễ dàng hơn trong khi ngủ.
- Thêm 1 muỗng cà phê bột nghệ vào một cốc sữa.
- Đun sôi và để trong vài phút ở lửa nhỏ.
- Thêm chút mật ong.
- Uống hàng ngày 30 phút trước khi đi ngủ.
Chữa bệnh ngừng thở khi ngủ bằng hạnh nhân
Một cách đơn giản để chữa bệnh ngừng thở khi ngủ là sử dụng hạnh nhân. Với hàm lượng cao magie, hạnh nhân tăng cường giấc ngủ và giãn cơ. Nó cũng giúp điều hòa đồng hồ sinh học bên trong cơ thể.
- Ăn một nhúm hạnh nhân rang sấy hàng ngày.
- Cách khác, trước khi đi ngủ một tiếng ăn bánh mì nướng với bơ hạnh nhân, sau đó uống một cốc nước.
Chữa bệnh ngừng thở khi ngủ với bài tập thở
Thực hiện bài tập thở đều đặn có thể giúp bạn khắc phục chứng ngừng thở khi ngủ. Những bài tập này giúp tăng cường sức mạnh các cơ để ngăn đường thở bị hẹp hoặc tắc ở mũi, họng và mồm.
Chúng cũng giúp giảm ngáy ngủ và đem lại giấc ngủ ngon mỗi đêm.
- Thổi một quả bóng sử dụng hơi thở sâu mà không bỏ nó khỏi mồm lâu nhất có thể. Lặp lại bài tập này 5 lần mỗi ngày. Trong khi thực hiện bài tập, chắc chắn hít vào bằng mũi và thở ra bằng mồm.
Một vài mẹo khác:
- Hít sâu hơi nước vào bằng mũi trong vòng 10 phút trước khi đi ngủ để ngăn nghẹt mũi.
- Tránh nằm ngửa khi ngủ thay vào đó năm nghiêng một bên.
- Tránh uống cà phê và ăn nhiều trong vòng 2 tiếng trước khi đi ngủ.
- Tránh uống đồ uống có cồn và sử dụng thuốc an thần vì chúng làm cho bộ não không nhận đủ oxy để hoạt động ổn định.
- Mát xa cơ thể với dầu oliu ấm và dầu dừa trước khi đi ngủ để giúp bạn ngủ tốt hơn.
- Giảm cân. Điều này giúp bạn giảm tình trạng cổ họng co lại và cải thiện sức khỏe bản thân bạn.
- Ngừng hút thuốc vì nó làm cho triệu chứng bệnh nặng hơn.