Trong bài viết hôm nay, mình sẽ đề cập tới kem chống nắng tốt hiện nay.
Tuy nhiên, bạn không chỉ biết các thương hiệu kem chống nắng uy tín.
Bạn còn biết được:
- Chống nắng thực chất là gì?
- Các chỉ số chống nắng như SPF và PA có nghĩa là gì?
- Chống nắng vật lý và hóa học nghĩa là gì?
- Cách sử dụng kem chống nắng hiệu quả?
Nào chúng ta cùng bắt đầu.
Chống nắng là gì?
Chống nắng thực chất là chống lại tia tử ngoại có trong bức xạ mặt trời chiếu xuống Trái Đất.
Trong bức xạ mặt trời có 3 loại tia tử ngoại gồm:
- Tia tử ngoại UVC: có bước sóng 100-290 nanomet. Tầng ozon cản toàn bộ loại tia tử ngoại này. Do vậy tỉ lệ nó đáp xuống mặt đất là 0%.
- Tia tử ngoại UVB: có bước sóng 290 - 320 nanomet. Chiếm 0.5 % lượng bức xạ mặt trời đáp xuống Trái đất.
- Tia tử ngoại UVA: có bước sóng từ 320 - 400 nanomet. Chiếm 9.5% lượng bức xạ mặt trời đáp ứng xuống Trái Đất.
Như vậy chống nắng thực chất là chúng ta tìm cách chống lại hai loại tia UVB và UVA.
Tác hại của tia tử ngoại UVB và UVA
Ở đây chúng ta nói qua tác hại của hai loại tia tử ngoại UVB và UVA.
UVB
Lượng UVB có nhiều nhất là khi trời nắng mạnh, thường từ thời điểm 10 giờ sáng đến 4 giờ chiều. Và lượng UVB này trong mùa hè cao hơn mùa đông.
UVB có bước sóng ngắn hơn UVA nên nó chỉ thâm nhập vào tầng biểu bì. Do vậy nó thường gây tác hại chỉ lớp ngoài của da.
Tác hại của UVB gồm:
- Gây ra nhiều vấn đề trên tầng biểu bì của da như khô nẻ, sạm da, cháy nắng, nám, tàn nhang, đồi mồi, kích ứng da.
- Có thể gây ung thư da. Cơ chế có thể là UVB kích hoạt quá trình oxy hóa khiến cho tế bào lớp đáy của biểu bì hỏng hóc. Các tế bào hỏng hóc này sẽ trở thành tế bào ung thư.
- Làm tăng độ dày lớp sừng của da. Do vậy da trở nên sần và sạm lại. Sừng hóa làm tắc nghẽn lỗ chân lông. Điều này tạo môi trường thuận lợi cho mụn hình thành và phát triển.
UVA
UVA xuất hiện ở bất cứ nơi nào có ánh sáng. Vào mọi thời điểm cả mùa đông lẫn mùa hè.
Loại này có thể thâm nhập qua cửa kính. Chính vì vậy bạn luôn phải chống nắng thậm chí khi không phải ra ngoài.
Tác hại của tia tử ngoại UVA:
- Tác nhân gián tiếp gây ung thư da
- UVA có thể thâm nhập vào lớp trung bì của da. Ở đây nó phá hủy collagen từ đó gây ra lão hóa da. Da dần dần mất đi độ đàn hồi. Các nếp nhăn dần xuất hiện.
Chỉ số SPF là gì?
Khi mua kem chống nắng bạn thường thấy chỉ số SPF ví dụ như SPF 50. Bạn không rõ liệu chỉ số này là gì?
SPF là viết tắt của Sun Protective Factor. Chỉ số SPF nói lên khả năng bảo vệ da khỏi UVB. Nó không liên quan gì đến khả năng bảo vệ tia tử ngoại UVA.
Với tia tử ngoại UVA hiện giờ chúng ta sẽ sử dụng chỉ số PA (nói thêm bên dưới).
Vậy chỉ số SPF hiểu như thế nào cho chính xác?
Có hai cách hiểu như sau:
SPF nghĩa là số lần mà sản phẩm chống nắng bảo vệ khỏi UVB so với khả năng chống nắng tự nhiên của da.
Ví dụ da bạn mất 10 phút sẽ bị cháy nắng. Khi sử dụng kem chống nắng có chỉ số SPF 15 thì bạn có thể ở ngoài nắng 150 phút mới cháy nắng.
Cách hiểu này nghe hợp lý về mặt lý thuyết. Bởi thực tế khi bôi kem chống nắng thì có thể kem này bị trôi đi ít nhiều theo mồ hôi. Nên thời gian thực tế có thể khác biệt với thời gian lý thuyết.
Vì vậy có một cách hiểu khác về chỉ số SPF.
SPF nói lên khả năng cản tia UVB của kem chống nắng.
Ví dụ SPF 50 nghĩa là chỉ có 1/50 tia UVB thâm nhập vào da so với cùng thời gian ra nắng mà không dùng kem chống nắng.
Với cách này thì một vài chỉ số SPF phổ biến hiểu như thế này:
- SPF 15: lượng UVB da nhận được sau cùng thời gian ra nắng là 1/15. Khả năng chống UVB 93%.
- SPF 30: lượng UVB da nhận được sau cùng thời gian ra nắng là 1/30. Khả năng chống UVB là 97%.
- SPF 50: lượng UVB da nhận được sau cùng thời gian ra nắng là 1/50. Khả năng chống UVB là 98%.
Chỉ số PA là gì?
Như mình đã nói chỉ số PA là thước đo đánh giá khả năng chống tia UVA của kem chống nắng.
Chỉ số này do Nhật Bản đưa ra. Ở Việt Nam chỉ số này phổ biến nhất.
Chỉ số PA dựa trên quy đổi từ chỉ số PPD.
PPD nói lên khả năng chống lại tia UVA bước sóng ngắn (320-340 nanomet).
Chắc bạn thắc mắc:
Vậy chỉ số nào mới đánh giá chống lại tia UVA bước sóng dài. Mà chúng ta đều biết ở bước sóng này UVA có khả năng thâm nhập sâu vào da và gây lão hóa da (nếp nhăn, da nhăn nheo).
Đáng tiếc chưa có chỉ số nào như vậy. Hiện nay chưa có sản phẩm chống nắng nào cam kết có khả năng ngăn chặn UVA ở bước sóng dài.
Quay trở lại chỉ số PA:
Đây là cách quy đổi từ PPD thành PA
- PPD2: tương đương PA+, khả năng chống tia UVA vào khoảng 50-74%
- PPD4: tương đương PA++, khả năng chống tia UVA vào khoảng 75-87%
- PPD8: tương đương PA+++, khả năng chống tia UVA vào khoảng 88-93%
- PPD16: tương đương PA++++, khả năng chống tia UVA vào khoảng 94% trở lên.
Thành phần chống nắng có trong kem chống nắng
Khi nói về thành phần chống nắng của kem chống nắng, có hai nhóm:
Chống nắng vật lý và hóa học.
Chống nắng vật lý
Thành phần phổ biến gồm: zinc oxide (kẽm oxit) và titan dioxide.
Cơ chế như sau:
Các chất chống nắng vật lý hoạt động như một hàng rào bảo vệ làn da khỏi tia tử ngoại theo cơ chế phản xạ. Tia tử ngoại khi chiếu vào da sẽ phản xạ ngược lại hoàn toàn theo hướng khác.
Ưu điểm:
- Ít gây kích ứng da
- Thời gian tác dụng kéo dài
- Dễ bảo quản
Nhược điểm:
- Độ chống nắng thường thấp (10-15). Do khó khăn trong công việc bào chế (kẽm oxide và titan oxide là những chất không tan nên nếu bào chế hàm lượng lớn sẽ gây vón cục).
Trong thành phần chống nắng vật lý, zinc oxide là thành phần ưu việt. Nó là thứ duy nhất bảo vệ da khỏi tất cả bước sóng UVB và UVA. Ngoài ra nó có khả năng chống viêm, giúp làm dịu da. Nhược điểm duy nhất của kẽm oxit là tạo ra màu trắng trên da.
Chống nắng hóa học
Các chất hay dùng thường là methoxycinnamate, octinoxate, octocrylene, oxybenzone…
Cơ chế chống nắng như sau:
Cơ chế chống nắng của các chất này giống như sắc tố melanin có trong da. Nó sẽ hấp thu tia tử ngoại và chuyển hóa thành chất khác.
Ưu điểm:
- Có thể dùng bào chế các loại kem chống nắng với chỉ số SPF tùy ý.
Nhược điểm
- Phản ứng chuyển hóa có thể gây ra kích ứng da ở một số người. Vì vậy chúng thường không dùng cho làn da nhạy cảm hay trẻ em dưới 2 tuổi.
- Điều kiện bảo quản khắt khe hơn thành phần chống nắng vật lý. Bởi nếu để chúng tiếp xúc với ánh nắng mặt trời, chúng sẽ chuyển hóa thành chất khác. Và không còn tác dụng chống nắng nữa.
Cách sử dụng kem chống nắng
Đầu tiên bạn cần chọn sản phẩm chống nắng sao cho hợp lý.
- SPF 25, SPF 28 và SPF 29 phù hợp cho vùng da mặt.
- SPF 50 thường phù hợp với vùng da cổ, ngực, và tay. Nếu sử dụng kem chống nắng có chỉ số SPF cao ở vùng mặt có thể gây kích ứng da, gây ra mụn.
Một vài lưu ý như sau
- Kem chống nắng dùng hàng ngày nên có chỉ số từ 15 trở lên.
- Nếu tiếp xúc nhiều với ánh nắng hoặc dùng dùng sản phẩm làm tăng bắt nắng thì nên dùng kem chống nắng có chỉ số SPF từ 30 trở lên.
- Thoa kem chống nắng 20 phút trước khi ra nắng. Và thoa lại sau 20 phút ra nắng.
- Thoa lại sau mỗi 2 tiếng hoặc sau khi tắm, sau khi rửa mặt, lau mặt hay sau khi đổ mồ hôi
- Sử dụng kem chống nắng thậm chí ở nhà vì tia tử ngoại có thể làm tổn hại làn da của bạn ngay cả khi không ra nắng.
Hiện tại một số loại kem chống nắng ghi là waterproof và water-resistant.
Waterproof nghĩa là không thấm nước. Loại này thường có thời gian tác dụng là 80 phút.
Còn water-resistant nghĩa là khả năng chịu nước tốt. Thời gian tác dụng là 40 phút.
Những sản phẩm kiểu này là lựa chọn tốt khi đi ra biển hay khi bơi.
Còn không thì không cần thiết phải dùng loại này. Vì chúng gây ra cảm giác bí bách và nhờn dính. Khá là khó chịu.
Kem chống nắng nào tốt hiện nay
Với kem chống nắng bạn không cần thiết chọn loại có giá quá đắt đỏ. Những sản phẩm có giá quá đắt sẽ dẫn tới tâm lý dùng tiết kiệm.
Như vậy bạn có thể không sử dụng đủ liều kem chống nắng. Hiệu quả chống nắng thu được sẽ không cao.
Hiện nay, hãng mỹ phẩm nào cũng có kem chống nắng. Do vậy thị trường kem chống nắng rất phong phú.
Không tránh khỏi cảm giác bối rối khi chọn kem chống nắng phải không bạn?
Ở đây mình xin gợi ý một vài thương hiệu phổ biến nhất.
Kem chống nắng Anessa
Kem chống nắng Anessa là thương hiệu kem chống nắng hàng đầu của Nhật Bản. Ở Việt Nam thương hiệu này cũng thuộc vào loại phổ biến nhất.
Anessa là thương hiệu của tập đoàn mỹ phẩm Shiseido của Nhật Bản. Nên ở Việt Nam bạn sẽ thấy thương hiệu này thường hay gắn liền với Shiseido.
Nói về kem chống nắng mọi thường nghĩ ngay tới hãng này.
Hiện tại, Anessa tung ra thị trường 3 dòng kem chống nắng.
Loại có chữ Perfect có bao bì màu vàng. Loại này thích hợp đi biển hay đi bơi vì nó có khả năng chống nước.
Loại có chữ Essence có bao bì màu trắng. Loại này thích hước để chống nắng hàng ngày hoặc ít đi ra nắng. Bởi khả năng chống nước hay mồ hôi kém hơn loại trên.
Loại có chữ Mild: đây là dòng kem chống nắng chuyên dành cho da nhạy cảm. Loại này lại chia ra 2 làm 2 loại gồm Perfect và Essence như nói ở trên.
Các sản phẩm kem chống nắng của hãng này thường bổ sung thêm thành phần dưỡng ẩm như acid hyaluronic, chiết xuất nha đam…
Kem chống nắng Innisfree
Innisfree là thương hiệu mỹ phẩm nổi tiếng của Hàn Quốc. Không ngạc nhiên khi rất nhiều chị em tìm đến kem chống nắng của thương hiệu này.
Các sản phẩm của hãng thường có nhiều thành phần thiên nhiên. Nguồn nguyên liệu thiên nhiên này đến từ hòn đảo Jeju.
Kem chống nắng Innisfree cũng không phải là ngoại lệ.
Bên cạnh đó, kem chống nắng của hãng này có thêm khả năng dưỡng ẩm. Vì vậy khi dùng kem chống nắng thương hiệu này làn da của bạn có cảm giác mượt mà và căng bóng.
Một ưu điểm nữa:
Kem chống nắng Innisfree có độ thẩm thấu rất tốt. Chỉ cần vỗ nhẹ là kem đã tan. Không gây ra cảm giác bết dính.
Đặt mua kem chống nắng Innisfree ở đây
Kem chống nắng Vichy
Vichy là thương hiệu dược mỹ phẩm nổi tiếng của Pháp. Bạn có thể tìm thấy ở hãng này tất cả các sản phẩm chăm sóc da và cơ thể.
Dĩ nhiên trong đó có cả kem chống nắng Vichy.
Các dòng kem chống nắng của hãng phù hợp với làn da nhạy cảm. Bởi thành phần lành tính, ít gây kích ứng da và nổi mụn.
Tìm mua kem chống nắng Vichy ở đây
Ngoài ra, bạn cũng có thể tham khảo các thương hiệu kem chống nắng khác như roche posay, biore, skin aqua, neutrogena, shiseido, sunplay, saem, kose, bioderma, cell fusion c, eucerin, senka, cell fusion, clarins, missha, avene, allie, ohui, nivea, ice sun, 3w clinic, the face shop, laneige..
Các dòng kem chống nắng thường bôi xong đợi 20 phút mới ra nắng. Hiện có kem chống nắng Navacos có khả năng chống nắng tức thì. Tức là bôi xong bạn có thể ra nắng luôn.
Lời kết
Đó là tất cả về kiến thức về kem chống nắng bạn cần biết.
Nói về chống nắng, bạn cần phải chống cả tia tử ngoại UVB và UVA. Bạn cũng biết được chống nắng vật lý và hóa học là gì.
Và bạn cũng hiểu được các chỉ số nắng như SPF và PA.
Cuối cùng, bạn cũng biết những thương hiệu kem chống nắng phổ biến trên thị trường.
Đọc thêm:
Cách trị mụn trứng hiệu quả hiện nay
Cách trị nám tàn nhang hiệu quả