Bạn chưa biết hệ vi sinh đường ruột là gì? Liệu nó có vai trò gì với sức khỏe của bạn?
Hay bạn muốn biết cách cải thiện, cân bằng hệ vi sinh đường ruột?
Mình sẽ giải đáp các câu hỏi này trong bài viết hôm nay.
Nào chúng ta cùng bắt đầu?
Hệ vi sinh đường ruột là gì?
Trước kia mình không biết nhiều về hệ vi sinh đường ruột. Chỉ đến khi đọc cuốn sách Chất xơ diệu kỳ của Bác sĩ B mới hiểu rõ hơn chủ đề này.
Hệ vi sinh đường ruột là những vi sinh vật cư ngụ trong đường ruột của chúng ta.
Mới đầu mình chỉ nghĩ hệ vi sinh đường ruột giống như hệ vi khuẩn đường ruột. Thực ra, theo bác sĩ B hệ vi sinh đường ruột gồm có cả vi khuẩn, virut, nấm, ký sinh trùng và cổ khuẩn.
Trong đó, dĩ nhiễn vi khuẩn chiếm số lượng lớn nhất. Vậy nên thuật ngữ hệ vi khuẩn đường ruột mới sử dụng nhiều.
Số lượng đám vi khuẩn này cực kỳ lớn. Có tới gần 40 nghìn tỷ vi khuẩn. Trong khi đó số lượng tế bào người mới chỉ có khoảng 30 nghìn tỷ. (1)
Có tới 1000 loài vi khuẩn trong cơ thể chúng ta. (2)
Cái quan trọng ở đây:
Bọn vi khuẩn này hoạt động theo kiểu hội nhóm để phân giải thức ăn bạn đưa vào. Bạn càng ăn đa dạng hệ vi sinh đường ruột cũng đa dạng theo.
Trong cuốn sách Chất xơ diệu kỳ, Bác sĩ B còn cho biết mỗi người có tổ hợp khuẩn độc nhất vô nhị giống như vân tay vậy.
Rối loạn hệ vi sinh đường ruột là gì?
Chúng ta thường hay nghe nói tới rối loạn hệ vi sinh đường ruột.
Mọi người thường biết đến trạng thái này khi hại khuẩn chiếm số lượng áp đảo lợi khuẩn.
Hệ vi sinh đường ruột thường chia làm 2 phe. Lợi khuẩn là vi khuẩn giúp chuyển hóa thức ăn thành những thứ có lợi cho sức khỏe. Ví dụ như axit béo chuỗi ngắn.
Acid béo chuỗi ngắn như butyrate giúp giảm cân, phòng ngừa tiểu đường, bệnh tim, ung thư vân vân
Trong khi hại khuẩn là những vi khuẩn gây viêm cho cơ thể. Khi chúng chiếm thế áp đảo nó sẽ sản sinh các nội độc tố.
Chúng tấn công niêm mạc ruột gây ra rò rỉ ruột. Các nội độc tố này khi thâm nhập vào máu gây nhiễm trùng huyết ở nhiều cấp độ.
Nội độc tố còn liên quan đến nhiều bệnh lý khác như bệnh tim, Alzheimer...
Rối loạn hệ vi sinh đường ruột không chỉ gây ra rối loạn tiêu hóa với các triệu chứng như đầy bụng, tiêu chảy vân...
Việc không có được hệ vi sinh đường ruột khỏe mạch còn gây ra nhiều vấn đề nghiêm trọng với sức khỏe. Ví dụ các bệnh lý rối loạn trao đổi chất kiểu như bệnh tiểu đường, hay ung thư...
Để hiểu rõ hơn bạn nên đọc chương 1 của sách Chất xơ diệu kỳ. Ngay bên dưới, mình sẽ điểm lại một số tác dụng của hệ vi sinh đường ruột.
Vai trò của hệ vi sinh đường ruột
Tăng cường miễn dịch
70% hệ miễn dịch của cơ thể nằm ở đường ruột. Ở đây hệ miễn dịch chỉ cách hệ vi sinh đường ruột một vách mỏng bằng nửa sợi tóc.
Vì vậy, hai hệ thống này có giao tiếp với nhau. Một hệ vi sinh đường ruột khỏe mạnh sẽ giúp tăng cường miễn dịch.
Ngược lại, khi hệ vi sinh đường ruột rối loạn có thể làm suy giảm miễn dịch, làm hệ miễn dịch phản ứng quá mức. Hệ quả có thể dẫn tới những bệnh lý tự miễn ví dụ như tiểu đường tuýp 1, bệnh đa xơ cứng....
Kiểm soát cân nặng
Có thông tin thú vị thế này:
Người ta lấy phân từ anh em sinh đôi đồng giới cấy lên chuột. Anh em sinh đôi đồng giới này bao gồm một người gầy và người béo phì.
Ngạc nhiên:
Phân người béo sẽ làm chuột béo lên. Trong khi chuột cấy phân người gầy vẫn gầy.
Như vậy, hệ vi sinh đường ruột có vai trò quan trọng trong trao đổi chất. Đến đây bạn cũng hiểu vì sao một số người nỗ lực không ngừng mà vẫn không thể giảm cân thành công.
Thực tế, cho hai người khác nhau ăn cùng một loại thức ăn, hệ vi khuẩn đường ruột khác biệt của họ sẽ quyết định lấy thứ gì từ đống thức ăn đó.
Tóm lại rối loạn hệ vi sinh đường ruột có thể dẫn tới tăng cân, béo phì (3)
Sức khỏe não bộ
Nhiều nhà khoa học ví đường ruột như bộ não thứ hai.
Ở đó hệ vi sinh dường ruột giao tiếp với não bộ qua năm trăm triệu dây thần kinh phế vị. Gấp 5 lần só lượng dây thần kinh tủy sống.
Hơn thế:
Hệ vi sinh đường ruột còn tham gia sản xuất nhiều chất dẫn truyền thần kinh. Ví dụ như serotonin một chất dẫn truyền thần kinh chống trầm cảm.
Vậy nên một hệ vi sinh đường ruột khỏe mạnh giúp bạn có tâm trạng tích cực, giàu năng lượng. Và tinh thần minh mẫn sáng suốt.
Ngược lại rối loạn hệ vi sinh đường ruột khiến bạn trầm cảm, mệt mỏi, lo âu. Thậm chí gây ra các bệnh suy giảm nhận thức như Alzheimer, Parkinson, chứng đau nửa đầu...
Giúp kiểm soát đường huyết và giảm nguy cơ bệnh tiểu đường
Hệ vi sinh đường ruột còn tác động đến đường huyết trong cơ thể. Vì vậy, cùng một loại thức ăn lại tạo ra mức đường huyết khác nhau ở mỗi người.
Như mình đã nói, mỗi người lại có một hệ vi sinh đường ruột khác nhau.
Nghiên cứu còn cho thấy ngay khi khởi phát bệnh tiểu đường tuýp 1, các hại khuẩn có số lượng tăng lên đáng kể (4)
Sức khỏe tim mạch
Hệ vi sinh đường ruột có tác động đến sức khỏe tim mạch của bạn.
Hại khuẩn trong đường ruột có thể chuyển hóa cholin và l-carnitine trong thịt đỏ thành hợp chất gây viêm trimethylamine N-oxide (TMAO).
Hợp chất này gây nghẹn động mạch từ đó gia tăng nguy cơ bệnh tim mạch. Trong chương hai của sách Chất xơ diệu kỳ tác giả cũng làm rõ hơn tác hại của protein từ thịt.
Trong khi đó một số lợi khuẩn như Lactobacilli lại làm giảm cholesterol khi bổ sung probiotic (5)
Cân bằng nội tiết tố
Trong sách Chất xơ diệu kỳ, bác sĩ B cũng đề cập mối liên quan giữa hệ vi sinh đường ruột và cân bằng hormone.
Trong đó hệ vi sinh đường ruột đóng vai trò quan trọng trong việc giữ cân bằng hormone trong cơ thể. Ví dụ cân bằng estrogen và androgen.
Mất cân bằng hormone có thể dẫn tới các bệnh như buồng trứng đa năng, lạc nội mạc tử cung, ung thư tuyền tiền liệt....
Cách cân bằng hệ vi sinh đường ruột
Câu hỏi đặt ra lúc này:
Làm sao để cải thiện và giữ cho hệ vinh đường ruột ở trạng thoái khỏe mạnh.
Bởi hệ vi sinh này mà rối loạn có thể làm tăng nguy cơ nhiều bệnh tật như đã nói ở trên.
Có một vài cách cơ bản như sau:
- Ăn đa dạng các loại thực phẩm hay nguyên tắc đĩa ăn cầu vồng như đề cập trong sách Chất xơ diệu kỳ.
- Chuyển sang chế độ ăn dựa trên thực vật toàn phần: thực vật có chứa chất xơ, tinh bột kháng và polyphenol. Những thành phần này là nguồn thức ăn cho lợi khuẩn. Vì vậy đây là cách tốt nhất để có hệ vi khuẩn khỏe mạnh. (Xem chương 8 Sách chất xơ diệu kỳ để biết thực phẩm giàu chất xơ là gì
- Tránh tình trạng lạm dụng kháng sinh, sử dụng kháng sinh bừa bãi
Vậy còn vấn đề bổ sung probiotic thì sao?
Probiotic là những lợi khuẩn sống thường bán ở dạng thực phẩm chức năng. Theo tác giả sách Chất xơ diệu kỳ, probiotic không thể thay thế cho một chế độ ăn nghèo chất xơ.
Thứ tự ưu tiên là
Ăn đa dạng các loại thực phẩm từ thực vật, sau đó mới đến bổ sung prebiotic (thực phẩm chức năng có chứa chất xơ lợi khuẩn) và cuối cùng mới là probiotic.
Nói chung trừ khi có chỉ định của bác sĩ, bạn không nên quá lạm dụng probiotic. Cứ ăn uống đa dạng các loại thực phẩm thực vật.
Đơn giản chỉ vậy thôi.
Lời kết
Đến đây bạn đã rõ hệ vi sinh đường ruột là gì? Vai trò của chúng với sức khỏe của chúng ta.
Hệ vi sinh đường ruột giúp tăng cường miễn dịch, giảm nguy cơ bệnh tim tiểu đường, tăng khả năng nhận thức vân vân.
Bạn cần giữ cho hệ vi sinh này khỏe mạnh thông qua ăn đa dạng các loại thực phẩm thực vật. Ví dụ như rau củ trái cây, thực phẩm lên men, ngũ cốc và các loại đậu.
Đừng quên chia sẻ bài viết nếu bạn thấy hữu ích nhé.