Bạn không rõ cholesterol trong máu cao nên ăn gì?
Làm thế nào để giảm cholesterol trong máu về ngưỡng sinh lý bình thường?
Trong bài viết hôm nay, Nhịp Đập Sức Khỏe sẽ làm rõ vấn đề này.
Qua bài viết này, bạn cũng trang bị thêm nhiều kiến thức về cholesterol trong máu.
Nào chúng ta cùng bắt đầu.
Đọc thêm:
Cholesterol trong máu bao nhiêu là cao?
Cholesterol trong máu của bạn đang quá cao?
Có lẽ bạn đang có phong cách sống không lành mạnh. Chẳng hạn có chế độ ăn nhiều chất béo bão hòa. Hay thiếu hoạt động thể chất.
Ngoài ra có nhiều yếu tố khác khiến cholesterol tăng cao như béo phì, hút thuốc, uống rượu bia nhiều, tuổi tác (động mạch thường có xu hướng hẹp đi khi lão hóa), di truyền, và một số bệnh như tiểu đường, huyết áp cao, và bệnh thận hay gan cũng làm tăng nguy cơ cholesterol cao.
Cholesterol là một chất béo xuất hiện trong máu.
Nó cần thiết cho quá trình xây dựng và duy trì màng tế bào, chuyển hóa ánh nắng mặt trời thành vitamin D và nhiều chức năng quan trọng khác.
Tuy nhiên, cholesterol cao lại không tốt cho sức khỏe và có thể dẫn tới nhiều biến chứng nguy hiểm tính mạng.
Cholesterol có xu hướng dễ tích tụ dọc theo thành động mạch và tăng nguy cơ hình thành bệnh tim.
Thông thường, hàm lượng cholesterol trong máu nên giữ ở mức dưới 200ml/dL.
Khi cholesterol trong máu của bạn ở giữa 200 và 239 mg/dL, nó đã ở ranh giới cholesterol cao.
Và nếu cholesterol của bạn tăng lên 240 hoặc cao hơn thì bạn chính thức bị cholesterol cao.
Để kiểm tra xem bạn có vấn đề với cholesterol không, bác sỹ sẽ kiểm tra hàm lượng cholesterol bao gồm cholesterol toàn phần (tổng của HDL, LDL và VLDL), HDL, LDL và triglyceride.
Trong số này, HDL hay high density lipoprotein, gọi là cholesterol tốt vì nó vận chuyển cholesterol tới gan nơi mà cholesterol sẽ được phá hủy và tái xử lý.
Những người mà có lượng HDL thấp thường có nguy cơ cao mắc bệnh tim.
LDL hay low density lipoprotein gọi là cholesterol xấu. Đây chính là cholesterol có xu hướng tích tụ dọc theo thành bên trong của động mạch và qua thời gian gây ra hẹp những mạch máu này.
Cholesterol trong máu cao nên ăn gì?
Hạt rau mùi
Những nghiên cứu đã chỉ ra rằng hạt rau mùi giúp hạ thấp lượng cholesterol toàn phần, LDL (cholesterol xấu) và triglyceride.
Hạt rau mùi cũng có hiệu quả giảm đường huyết. Do vậy nó cũng hữu ích trong việc kiểm soát bệnh tiểu đường.
- Cho 2 thìa cà phê bột hạt rau mùi vào 240ml nước.
- Đun sôi rồi lọc lấy nước.
- Uống một hoặc hai lần mỗi ngày. Bạn có thể thêm sữa, đường vào nước này và sử dụng nó thay trà hàng ngày.
Nếu bạn không có bột hạt rau mùi, đơn giản sử dụng hạt rau mùi rồi đem rang lên và xay thành bột.
Hành tím
Hành tím cũng có tác dụng với cholesterol trong máu cao. Các nhà khoa học Hong Kong đã phát hiện rằng chúng giúp giảm cholesterol xấu và tăng cholesterol tốt. Điều này giúp giảm nguy cơ mắc bệnh tim.
- Hòa một thìa cà phê mỗi thứ gồm nước ép hành và mật ong. Uống mỗi ngày một lần.
- Ngoài ra bạn cũng có thể thêm hành, gừng, và tỏi trong chế độ ăn của bạn.
Giấm táo
Giấm táo giúp giảm cholesterol toàn phần và triglyceride. Ngoài ra, nó cũng là cách điều trị tại nhà cho một số bệnh như ợ chua, huyết áp cao, bệnh gut, nhiễm trùng đường hô hấp trên và nhiều bệnh khác.
- Hòa một thìa cà phê nước giấm táo vào một cốc nước.
- Uống hai hoặc 3 lần một ngày trong ít nhất một tháng.
Bạn có thể từ từ tăng lượng giấm táo lên tới 2 muỗng canh cho mỗi cốc.
Nếu bạn không thích mùi giấm táo, bạn có thể hòa với nước cam, nước ép táo, nước nho hay bất cứ nước hoa quả nào bạn thích.
Tìm hiểu thêm về tác dụng của giấm táo
Nước cam
Uống 3 cốc nước cam mỗi ngày có thể giúp bạn giảm cholesterol trong máu. Điều này là do nước cam rất giàu vitamin C, axit folic và các flavonoid.
Một nghiên cứu cho thấy uống 750ml nước cam tươi hàng ngày có thể giảm HDL và triglycerid, và giảm tỷ lệ LDL/HDL ở các bệnh nhân cholesterol cao.
Dầu dừa
Dầu dừa tuy là một chất béo bão hòa. Nhưng nó cũng tốt cho cholesterol trong máu cao.
Dầu dừa chứa axit lauric giúp tăng HDL và cải thiện tỷ lệ LDL/HDL.
Do vậy, hãy thêm một lượng tương đối dầu dừa vào chế độ ăn của bạn. Bạn có thể uống một tới 2 muỗng canh dầu dừa hàng ngày.
Yến mạch
Thưởng thức một bát yến mạch cũng là một cách dễ dàng mà lại hiệu quả để giảm cholesterol. Nó chứa nhiều chất xơ hòa toàn và giảm hấp thu cholesterol cũng như hạ thấp cholesterol xấu.
Tìm hiểu thêm về tác dụng của yến mạch.
Dầu cá
Dầu cá và các loại cá béo như cá thu, cá ngừ, cá hồi, cá trích... chứa nhiều axit béo omega-3. Chúng giúp giảm triglyceride (chất béo trong máu) và ngăn ngừa bệnh tim.
Do vậy bạn có thể uống viên dầu cá hàng ngày.
Đọc thêm: omega 3 loại nào tốt nhất?
Các loại hạt
Óc chó, hạnh nhân, đậu phộng, hồ đào... và những loại hạt khô khác cũng có tác dụng kiểm soát cholesterol cao. Bởi vì chúng rất giàu sterol và chất xơ thực vật.
Do vậy bạn có thể thưởng thức một nhúm các loại hạt rang khô đều đặn; nhưng đừng ăn quá nhiều.
Ngoài ra, hãy tăng cường ăn ngũ cốc nguyên cám và những thực phẩm giàu chất xơ khác.