Hôi miệng khiến bạn ngượng ngùng và mất tự tin trong giao tiếp xã hội.
Chắc chắn rồi.
Vì vậy bạn đang phải tìm cách trị hôi miệng?
Trong bài viết này, mình muốn bày cho bạn một vài cách chữa hôi miệng theo phương pháp dân gian.
Trước hết chúng ta cùng tìm hiểu nguyên nhân gây hôi miệng. Biết được nguyên nhân bạn mới cách chữa tận gốc phải không nào?
Nguyên nhân gây hôi miệng
Có một vài nguyên nhân gây ra hôi miệng như sau:
Vệ sinh răng miệng kém. Ví dụ bạn đánh răng không sạch nên vi khuẩn và thức ăn tích tự ở lưỡi và kẽ răng gây hôi miệng.
Các bệnh ở răng. Ví dụ viêm quanh răng có mủ sẽ gây ra hôi miệng.
Bệnh lý đường hô hấp. Ví dụ như viêm hốc mũi mạn tính, viêm mũi, viêm họng, viêm amidan, khối u ở mũi, viêm khí quản, khối u ở phế quản, lao phổi, phổi có mủ... đều làm miệng của bạn hôi.
Bệnh dạng toàn thân. Ví dụ miệng của người mắc tiểu đường thường có mùi hoa quả thối. Hơi thở của người bệnh gan thường có mùi khai.
Bệnh ở đường tiêu hóa. Ví dụ như loét dạ dày, sa dạ dày, ung thư thực quản... đều làm cho miệng có mùi hôi khó chịu.
Cách trị hôi miệng tại nhà
Trị hôi miệng bằng hạt thì là tây
Hạt thì là tây có tính chất diệt khuẩn. Do vậy nó giúp tiêu diệt vi khuẩn gây hôi miệng. Bạn có thể sử dụng hạt thì là tây để làm sạch miệng và chữa hôi miệng.
- Nhai từ một muỗng canh hạt thì là tây để làm tươi mát hơi thở và kích thích tiết nước bọt.
- Bạn cũng có thể uống trà thì là tây một vài lần trong ngày. Để pha trà này, ngâm một hoặc 2 muỗng cà phê hạt thì là trong một cốc nước nóng khoảng 5 tới 10 phút.
Trị hôi miệng bằng đinh hương
Đinh hương giúp làm trong sạch hơi thở vì nó cũng có tính chất diệt khuẩn rất mạnh.
- Cách dễ nhất là bạn nhai mấy nụ đinh hương khô. Cách này sẽ loại bỏ hôi miệng trong vài phút.
- Bạn cũng có thể pha trà đinh hương. Đun sôi một ít nước, thêm vào một muỗng canh bột đinh hương, tiếp tục đun sôi nhỏ lửa khoảng từ 5 tới 10 phút. Uống trà này như nước súc miệng 2 lần mỗi ngày.
Trị hôi miệng bằng nước chanh
Nước chanh có tính chất axit do vậy nó ngăn chặn sự phát triển của vi khuẩn trong miệng. Thêm nữa mùi thơm mát của nó cũng át đi mùi hôi miệng.
Bạn chỉ cần khuấy một muỗng canh nước cốt chanh trong một cốc nước, rồi súc miệng. Bạn có thể thêm vào một chút muối.
Cách này cũng giải quyết vấn đề miệng khô, một trong những nguyên nhân chính gây hôi miệng.
Trị hôi miệng bằng giấm táo
Do hiệu quả cân bằng độ pH, giấm táo cũng là cách tuyệt vời để chữa hôi miệng. Bạn có thể sử dụng một trong những cách bên dưới:
- Khuấy một muỗng canh giấm táo trong một cốc nước rồi uống trước bữa ăn. Giấm táo vừa giúp tiêu hóa tốt hơn lại còn chữa hôi miệng.
- Xúc miệng với giấm táo đã hòa trong một cốc nước
Trị hôi miệng bằng baking soda
Baking soda cũng là một cách tuyệt vời để chữa hôi miệng. Nó giúp cân bằng độ axit trong miệng. Ngoài ra nó cũng chống lại vi khuẩn gây ra hôi miệng.
- Hòa 1 nữa muỗng cà phê baking soda trong một cốc nước ấm và sử dụng nó như một loại nước xúc miệng ngày một lần cho đến khi bạn thu được kết quả tích cực.
- Đánh răng với baking soda cũng giúp giảm độ axit trong miệng và ngăn vi khuẩn tích tụ trên lưỡi.
Trị hôi miệng bằng tea tree oil
Tea tree oil có tính chất sát khuẩn. Do vậy bạn có thể sử dụng nó chữa hôi miệng theo những cách bên dưới:
- Nhỏ vài giọt tea tree oil lên bàn chải đánh răng cùng với kem đánh răng.
- Bạn có thể hòa vài giọt tea tree oil, dầu bạc hà và dầu chanh vào một cốc nước để tạo thành một loại nước súc miệng.
Một vài lời khuyên về trị hôi miệng tại nhà:
- Giữ vệ sinh răng miệng thật tốt. Điều này bao gồm đánh răng đều đặn, dùng chỉ nha khoa và cạo lưỡi.
- Uống nhiều nước suốt cả ngày cũng là một cách đơn giản để giữ hơi thở thơm mát.
- Sau khi ăn bạn nhớ xúc miệng với nước vài giây. Làm cách này sẽ giúp loại bỏ vụn thức ăn sót lại giữa kẽ răng.
- Không hút thuốc lá. (Đọc cách cai thuốc lá hiệu quả)
- Nếu hôi miệng mà do các bệnh ở đường hô hấp, tiêu hóa hay do tiểu đường ... thì cần phải chữa các bệnh đó thì mới hết trị hôi miệng tận gốc được.